Mệt mỏi về chiều kèm buồn ngủ có phải nhược cơ không?


Hỏi

Chào bác sĩ,

Cháu năm nay 15 tuổi. Gần đây, khoảng 3, 4 ngày, cháu có dấu hiệu mệt mỏi về chiều, buồn ngủ, ban ngày thì bình thường nhưng chiều từ 6, 7 giờ là bị như vậy. Vậy bác sĩ cho cháu hỏi mệt mỏi về chiều kèm buồn ngủ có phải nhược cơ không? Cháu cảm ơn bác sĩ.

Khách hàng ẩn danh

Trả lời

Được giải đáp bởi Tiến sĩ, Bác sĩ Lê Thị Hường – Khoa Khám bệnh, Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Times City.

Chào bạn,

Với câu hỏi “Mệt mỏi về chiều kèm buồn ngủ có phải nhược cơ không?”, bác sĩ xin giải đáp như sau:

Sau giấc ngủ 8 tiếng vào ban đêm, bạn cảm thấy tràn đầy năng lượng, hưng phấn vào buổi sáng. Nhưng khi chiều đến, cơ thể bắt đầu rơi vào tình trạng đình trệ như đã hoàn toàn cạn kiệt năng lượng. Mắt díp, đầu nặng và bạn chỉ ước bàn làm việc trước mặt là chiếc giường ngủ để nghỉ ngơi. Sự uể oải vào buổi chiều xảy ra do cơ thể luôn được “lập trình ngủ” vào thời điểm đó. Nghiên cứu chỉ ra rằng, cơ thể con người có tính biphasic – hai pha (cơ thể được cấu tạo để ngủ 2 giấc một ngàу).

Tuy nhiên, một số ít hiện tượng tỉnh táo vào buổi sáng, nhưng về chiều cảm thấy mệt mỏi, mí mắt trĩu xuống, tay chân rã rời, thậm chí có cảm giác chẹn ngực, khó thở, có thể là dấu hiệu của bệnh nhược cơ. Đây là một loại bệnh tự miễn dẫn đến rối loạn dẫn truyền tại các điểm nối thần kinh – cơ, từ đó làm giảm chức năng hoạt động của hệ cơ. Bình thường, xung động từ hệ thần kinh đến các cơ đảm bảo cho cơ hoạt động nhờ vào một chất dẫn truyền được gọi là acetylcholin (Ach). Trong bệnh nhược cơ có hiện tượng cơ thể sinh ra một loại tự kháng thể kháng Ach, từ đó làm giảm số lượng chất này, đồng thời làm giảm sự đáp ứng của các thụ thể Ach tại màng hậu synap. Hậu quả là giảm hoặc mất sự dẫn truyền các xung thần kinh từ các đầu mút thần kinh tới màng hậu synap thần kinh cơ, dẫn đến hiện tượng yếu cơ, liệt cơ.

Đẩy lùi chứng mệt mỏi, suy nhược về chiều nhờ 6 bí quyết sau: Đối với nhiều người, thời gian làm việc buổi chiều thật sự là “nỗi ác mộng” vì khi đó, cơ thể thường mệt mỏi, uể oải. Do đó, hãy tham khảo các bí quyết dưới đây để “hạ gục” cảm giác suy nhược về chiều.

  • Ăn sáng với thực phẩm giàu chất xơ: Thực phẩm giàu chất xơ như rau củ, đặc biệt là các loại đậu sẽ giúp chúng ta no lâu hơn, cung cấp đầy đủ chất béo, protein cần thiết cho cơ thể. Bên cạnh đó, chúng còn tạo cảm giác tràn đầy năng lượng và năng động trong cả ngày.
  • Dùng bữa trưa nhiều rau củ: Bữa trưa lý tưởng nên bao gồm ít nhất 50% rau củ, 25% chất đạm (tốt nhất từ cá hoặc các loại đậu), 25% ngũ cốc nguyên hạt. Bên cạnh đó, bạn cần tránh sử dụng đường, ngũ cốc tinh chế hoặc các loại thực phẩm như: Pizza, mỳ ống, nước soda, bánh mì.,.. tạo cảm giác no và nạp lại năng lượng tức thì, nhưng sẽ nhanh chóng khiến bạn “đổ gục” vào đầu giờ chiều.
  • Ăn nhẹ với thực phẩm bổ sung năng lượng: Các bữa ăn nhẹ, bữa xế nên chứa nhiều chất xơ, protein và chất béo có nguồn gốc thực vật. Thực phẩm như: Trái cây, bơ hạnh nhân, nước ép… giúp cung cấp năng lượng, đồng thời chống lại cảm giác đói. Bên cạnh đó, các loại hạt cứng như: Hạt điều, hạnh nhân, hạt dẻ… cũng là nguồn cung cấp protein, chất béo, magie và khoáng chất rất tốt cho cơ thể.
  • Tuyệt đối không bỏ qua giấc ngủ trưa: Giấc ngủ trưa tuy ngắn nhưng giúp bạn tái tạo, phục hồi năng lượng rất tốt, loại bỏ cảm giác mệt mỏi, uể oải vào buổi chiều. Bạn nên ngủ trưa khoảng 30 – 45 phút để giữ cho tinh thần được thoải mái, nạp năng lượng giúp bắt đầu công việc buổi chi&#7
    873;u.
  • Uống nhiều nước: Cơ thể mệt mỏi, nặng nề có thể là dấu hiệu của sự mất nước. Trong trường hợp đó, bạn nên “nạp” một cốc đầy nước lọc trước khi quyết định lựa chọn cà phê hoặc thức uống tăng lực. Nếu quen thưởng thức hương vị cà phê, hãy thử thay thế bằng trà xanh – đồ uống chứa nhiều chất chống oxy hóa cực tốt cho cơ thể.
  • Vận động: Đi bộ vòng quanh phòng làm việc, vận động nhẹ nhàng, thậm chí tập một vài động tác yoga đơn giản,… sẽ giúp tâm trí và cơ thể bạn được thư giãn, thoải mái, nạp lại năng lượng sáng tạo cho não bộ trước khi bắt đầu giờ làm việc chiều.

Trân trọng!

Dẫn nguồn từ: https://www.vinmec.com/vi/suc-khoe-tong-quat/tu-van-bac-si/met-moi-ve-chieu-kem-buon-ngu-co-phai-nhuoc-co-khong/