Công dụng thuốc Baburol

Baburol thuộc nhóm thuốc tác dụng trên đường hô hấp. Thuốc được chỉ định điều trị hen phế quản, viêm phế quản, khí phế thủng và các bệnh lý ở phổi có kèm co thắt. Hãy cùng tìm hiểu thuốc Baburol có tác dụng gì ở bài viết dưới đây.

1. Baburol là thuốc gì?

Baburol chứa thành phần Bambuterol hydroclorid hàm lượng 10mg và các tá dược khác vừa đủ 1 viên do nhà sản xuất cung cấp. Thuốc được bào chế ở dạng viên nén, quy cách đóng gói dạng hộp 3 vỉ, mỗi vỉ có 10 viên.

2. Thuốc Baburol có tác dụng gì?

Thuốc Baburol được chỉ định điều trị trong các trường hợp dưới đây:

Ngoài ra, thuốc Baburol chống chỉ định trong các trường hợp:

  • Người bệnh dị ứng với hoạt chất Bambuterol hydroclorid và các tá dược khác có trong thành phần của thuốc.

3. Liều lượng và cách dùng thuốc Baburol

Thuốc được bào chế ở dạng viên nén nên người bệnh dùng thuốc bằng đường uống. Thuốc nên được uống vào một giờ cố định trước khi đi ngủ để đạt hiệu quả điều trị như mong muốn.

Dưới đây là liều dùng thuốc Baburol:

  • Liều dùng chỉ định 1 lần/ ngày. Có thể điều chỉnh liều để phù hợp với từng bệnh nhân.
  • Người lớn: Liều dùng được chỉ định khởi đầu là 10mg. Sau khi điều trị khoảng 1 đến 2 tuần có thể tăng liều đến 20mg, dựa vào đáp ứng của bệnh nhân trên lâm sàng. Ở những bệnh nhân trước đây đã dung nạp tốt các thuốc chủ vận beta – 2 dạng uống, liều khởi đầu nên được chỉ định là 20mg.
  • Trẻ em từ 2 đến 5 tuổi: Liều dùng khởi đầu được khuyến cáo là 5mg/ lần mỗi ngày.
  • Trẻ em từ 6 đến 12 tuổi: Liều dùng khởi đầu được khuyến cáo là 10mg/ lần mỗi ngày.
  • Người cao tuổi (trên 65 tuổi): Dùng với liều bình thường được chỉ định theo liều người lớn.
  • Ở những bệnh nhân suy chức năng thận có độ thanh thải creatinin dưới 50ml/phút, liều dùng khởi đầu là 5mg. Sau khi điều trị khoảng 1 đến 2 tuần có thể tăng liều đến 10mg, tùy theo hiệu quả lâm sàng.

Chú ý: Đây là liều dùng tham khảo do nhà sản xuất cung cấp. Bác sĩ điều trị dựa vào tình trạng bệnh và sức khỏe của mỗi người bệnh để chỉ định liều dùng thích hợp.

4. Tác dụng phụ của thuốc Baburol

Bác sĩ luôn xem xét giữa lợi ích mà thuốc Baburol đem lại cho bệnh nhân và nguy cơ có thể xảy ra các tác dụng phụ để chỉ định dùng thuốc thích hợp.

Một số tác dụng phụ có thể gặp phải khi dùng thuốc được ghi nhận bao gồm:

Thường gặp:

  • Cơ xương: Run cơ, vọp bẻ.
  • Thần kinh: Đau đầu, mất ngủ, lo âu, quá hiếu động, bồn chồn, ảo giác, trầm cảm.
  • Tim mạch: Đánh trống ngực.

Ít gặp:

  • Tim mạch: Nhịp tim nhanh, rung nhĩ, nhịp nhanh trên thất, ngoại tâm thu.

Hiếm gặp:

Lưu ý: Trong trường hợp người bệnh xảy ra những tác dụng phụ mà chưa có trong tờ hướng dẫn sử dụng. Thông báo ngay cho bác sĩ hoặc người phụ trách y khoa nếu thấy nghi ngờ ngờ về các tác dụng phụ của thuốc Baburol.

5. Tương tác thuốc Baburol

Một số tương tác thuốc có thể xảy ra khi dùng kết hợp thuốc Baburol với các thuốc dưới đây:

  • Thuốc Baburol có tác dụng kéo dài tác động giãn cơ của thuốc Suxamethonium. Tác động này do cholinesterase trong huyết tương, là men bất hoạt chất Suxamethonium, bị ức chế một phần bởi hoạt chất Bambuterol có trong thuốc.
  • Các thuốc ức chế thụ thể beta (bao gồm các thuốc nhỏ mắt), đặc biệt là các chất ức chế không chọn lọc, có thể ức chế một phần hay toàn hoàn toàn tác dụng của chất kích thích thụ thể beta khi dùng phối hợp với thuốc Baburol.
  • Có thể xảy ra tình trạng giảm kali huyết khi dùng thuốc Baburol và đôi khi làm nặng thêm tình trạng bệnh khi điều trị đồng thời với các dẫn xuất của xanthin, steroids và các thuốc lợi tiểu.

Để tránh tình trạng tương tác, trước khi được kê đơn Baburol người bệnh nên thông báo với bác sĩ về các loại thuốc đang sử dụng, kể cả thực phẩm chức năng. Bác sĩ sẽ căn cứ vào đó để kê đơn Baburol phù hợp.

6. Các lưu ý khi dùng thuốc Baburol

Một số lưu ý khi người bệnh dùng thuốc Baburol như sau:

  • Do thuốc Baburol được bài tiết qua thận, cần giảm phân nửa liều ở những bệnh nhân tổn thương chức năng thận với độ thanh thải creatinin dưới 50ml/phút.
  • Ở những bệnh nhân xơ gan và cả những bệnh nhân có tổn thương chức năng gan do nhiều nguyên nhân khác, liều dùng hàng ngày phải được điều chỉnh thích hợp cho mỗi bệnh nhân. Người bệnh cần được đánh giá khả năng chuyển hóa của thuốc Baburol ở người bệnh có bị suy giảm hay không. Do vậy, dựa trên quan điểm thực hành, sử dụng trực tiếp chất chuyển hóa hoạt tính của thuốc này thích hợp ở đối tượng bệnh nhân trên.
  • Thận trọng khi dùng thuốc Baburol ở bệnh nhân có tình trạng bệnh lý cường giáp.
  • Tác dụng tim mạch có thể thấy với các thuốc cường giao cảm kể cả thuốc Baburol. Những bệnh nhân có bệnh tim nặng (như thiếu máu cơ tim, loạn nhịp tim hay suy tim nặng) đang dùng thuốc này nên được cảnh báo để được tham khảo ý kiến của bác sĩ nếu bệnh nhân cảm thấy đau ngực hoặc các triệu chứng khác của bệnh tim đang nặng hơn. Người bệnh nên được theo dõi và giám sát khi xuất hiện các triệu chứng như khó thở và đau ngực, vì đây có thể là các triệu chứng có nguyên nhân từ hệ hô hấp hoặc tim mạch.
  • Do có tác dụng làm tăng đường huyết của các chất chủ vận beta -2, cần kiểm soát đường huyết tốt hơn nữa ở những bệnh nhân đái tháo đường khi bắt đầu điều trị.
  • Do tác động co cơ dương tính của chất chủ vận beta – 2, những thuốc này không nên sử dụng cho bệnh nhân có bệnh cơ tim phì đại.
  • Có nguy cơ xảy ra tình trạng giảm kali huyết nặng khi điều trị với thuốc Baburol. Vì vậy, cần thận trọng đặc biệt trong các cơn hen nặng cấp tính do nguy cơ hạ kali huyết tăng cao khi giảm oxy máu.
  • Cần thận trọng khi dùng thuốc Baburol để điều trị cho bệnh nhân có khả năng mắc bệnh tăng nhãn áp góc đóng.
  • Thuốc Baburol có chứa lactose. Trường hợp bệnh nhân có vấn đề di truyền hiếm gặp về không dung nạp galactose, thiếu hụt Lapp lactase hoặc kém hấp thu glucose – galactose không nên dùng thuốc này.
  • Do thuốc có thể xảy ra những tác dụng phụ như nhức đầu, buồn ngủ, run cơ, vọp bẻ. Vì vậy, không nên điều khiển phương tiện giao thông hay vận hành máy móc cho đến khi xác định chắc chắn mức độ ảnh hưởng của thuốc trên bệnh nhân.
  • Phụ nữ có thai: Khi sử dụng thuốc Baburol có thể xảy ra những nguy cơ tiềm ẩn ảnh hưởng đến thai nhi như sẩy thai, dị tật,… Do đó, không nên sử dụng thuốc này trong thời gian mang thai, trừ khi thực sự cần thiết cho lợi ích điều trị của người mẹ và có chỉ định của bác sĩ.
  • Phụ nữ cho con bú: Mặc dù thuốc được biết có bài tiết qua sữa mẹ, nhưng khả năng ảnh hưởng đến trẻ bú mẹ vẫn chưa có đầy đủ nghiên cứu. Vì vậy, để tránh các nguy cơ tiềm ẩn có thể ảnh hưởng trực tiếp cho trẻ bú mẹ, không nên dùng thuốc nếu không được bác sĩ điều trị kê đơn. Người bệnh có thể ngưng cho con bú nếu phải dùng thuốc cho quá trình điều trị bệnh của người mẹ.

7. Làm gì khi quên liều, quá liều thuốc Baburol?

  • Nếu lỡ quên uống thuốc, người bệnh nên uống liền khi nhớ ra. Có thể dùng thuốc trễ hơn 1 – 2 giờ so với thời gian uống thuốc thông thường. Nhưng khi đã đến gần thời điểm uống thuốc của liều uống tiếp theo, hãy bỏ qua liều đã quên. Không uống thuốc với lượng gấp đôi để bù lại liều đã quên trước đó.
  • Khi dùng thuốc quá liều, bệnh nhân thường gặp các triệu chứng như nhức đầu, vọp bẻ, run cơ, mệt mỏi, tăng đường huyết, buồn ngủ, đau đầu, buồn nôn, chóng mặt, hạ huyết áp, co giật, khó thở, suy hô hấp, nhịp tim nhanh,… Trong trường hợp này, nên ngừng dùng thuốc ngay lập tức khi phát hiện các tác dụng phụ trên và thông báo cho bác sĩ điều trị. Nếu các triệu chứng trên không thuyên giảm và càng trầm trọng hơn, nên đưa người bệnh đến cơ sở y tế gần nhất. Người bệnh nên nhớ mang những thuốc đã sử dụng để bác sĩ nắm thông tin, xử trí nhanh chóng và kịp thời.

Trên đây là thông tin về công dụng, liều dùng và lưu ý khi sử dụng thuốc Baburol. Để đảm bảo an toàn cho sức khỏe và phát huy tối đa hiệu quả điều trị, người bệnh cần dùng thuốc Baburol theo đúng chỉ dẫn của bác sĩ. Lưu ý, Baburol là thuốc kê đơn, người bệnh tuyệt đối không được tự ý sử dụng khi chưa có sự chỉ định từ bác sĩ chuyên khoa.

Dẫn nguồn từ: https://www.vinmec.com/vi/thong-tin-duoc/su-dung-thuoc-toan/cong-dung-thuoc-baburol/