Công dụng thuốc Misopato 5

Thuốc Misopato 5 thuộc nhóm thuốc tim mạch giúp điều trị suy tim mãn tính và cao huyết áp. Thuốc có thành phần chính là hoạt chất Bisoprolol fumarat hàm lượng 5mg. Misopato 5 được bào chế dưới dạng viên nén bao phim đóng theo hộp 3 vỉ x 10 viên. Cùng tìm hiểu chi tiết hơn về công dụng và cách dùng thuốc Misopato 5 hiệu quả nhất qua bài viết dưới đây.

1. Thuốc Misopato 5 có tác dụng gì?

Thuốc Misopato 5 có chứa hoạt chất Bisoprolol fumarat (thuộc nhóm chẹn thụ thể b1 giao cảm chọn lọc) được chỉ định sử dụng trong các trường hợp sau đây:

  • Điều trị cao huyết áp.
  • Điều trị bệnh mạch vành điểu hình đau thắt ngực.
  • Điều trị suy tim mãn tính ổn định và suy giảm chức năng tâm thu thất trái được kết hợp với thuốc thuốc lợi tiểu, thuốc ức chế men chuyển và các Glycosid tim.

2. Liều lượng và cách dùng thuốc Misopato 5

Thuốc Misopato 5 được sử dụng theo đường uống. Người bệnh uống nguyên viên thuốc với nước, không nên nhai viên thuốc vì có thể làm giảm tác dụng. Thời điểm uống thuốc tốt nhất vào trước hoặc sau bữa sáng.

Liều dùng thuốc sẽ phụ thuộc vào tình trạng bệnh lý và đối tượng sử dụng mà sẽ có liều dùng Misopato 5 phù hợp nhất.

Điều trị bệnh mạch vành và bệnh cao huyết áp:

  • Liều dùng sẽ được điều chỉnh cho từng người bệnh và dựa trên nhịp tim kèm kết quả điều trị.
  • Liều dùng đầu thường là 5mg Bisoprolol fumarat/1 lần/ngày (1 viên).
  • Nếu cao huyết áp nhẹ với huyết áp tâm trương khoảng 105 mmHg dùng liều với 2,5 mg một lần/ ngày( 1⁄2 viên)
  • Trường hợp cần thiết có thể tăng liều lên 10mg Bisoprolol fumarat/ 1 lần/ngày (2 viên).
  • Liều dùng tối đa là 20 mg Bisoprolol fumarat/ 1 lần/ ngày (4 viên).

Điều trị suy tim mãn ổn định:

Phác đồ điều trị chuẩn bệnh suy tim mãn tính bao gồm các thuốc ức chế men chuyển (hoặc chẹn thụ thể angiotensin khi không dung nạp các thuốc ức chế men chuyển), thuốc lợi tiểu, chẹn beta và với các Glycoside trợ tim.

Khi dùng thuốc Misopato 5 điều trị suy tim mãn ổn định cần thiết phải có một giai đoạn kiểm tra đặc biệt và cần được chuyên viên y tế theo dõi thường xuyên. Bác sĩ điều trị cần phải có kinh nghiệm dày dặn trong điều trị suy tim mãn tính.

Dưới đây là phác đồ điều trị suy tim ổn định với thuốc Misopato 5:

  • Tuần 1: Dùng liều 1,25 mg Bisoprolol fumarat/1 lần/ ngày, có thể tăng lên nếu nếu dung nạp tốt.
  • Tuần 2: Dùng liều 2,5 mg Bisoprolol fumarat/1 lần/ ngày (1⁄2 viên), có thể tăng lên nếu nếu dung nạp tốt.
  • Tuần 3: Dùng liều 3,75 mg Bisoprolol fumarat/1 lần/ ngày, có thể tăng lên nếu nếu dung nạp tốt.
  • Tuần 4 – 7: Dùng liều 5mg Bisoprolol fumarat/1 lần/ ngày (1 viên ), có thể tăng lên nếu nếu dung nạp tốt.
  • Tuần 8 – 11: Dùng liều 7,5 mg Bisoprolol fumarat/1 lần/ ngày (1⁄2 viên), có thể tăng lên nếu nếu dung nạp tốt.
  • Tuần 12 và sau đó: Dùng liều 10 mg Bisoprolol fumarat/1 lần/ ngày(2 viên) như liều duy trì.
  • Liều tối đa là 10 mg Bisoprolol/lần/ngày. Ngoài ra, người bệnh nên được theo dõi và duy trì ở mức liều này trừ khi không thể được do tác dụng phụ. Theo dõi chặt chẽ huyết áp, nhịp tim và các dấu hiệu suy tim nặng lên trong giai đoạn chỉnh liều.
  • Trong giai đoạn chỉnh liều hoặc sau khi chỉnh liều nếu người bệnh xảy ra suy tim nặng hơn thoáng qua, chậm nhịp tim hoặc hạ huyết áp nên xem xét lại liều dùng của các thuốc đang sử dụng đồng thời. Giảm liều Bisoprolol tạm thời hoặc xem xét ngừng điều trị Bisoprolol trong trường hợp cần thiết.
  • Luôn nên cân nhắc bắt đầu sử dụng lại Bisoprolol hoặc tăng liều khi người bệnh ổn định trở lại.

3. Chống chỉ định dùng thuốc Misopato 5

Thuốc Misopato 5 không được sử dụng trong các trường hợp sau đây:

  • Người bệnh bị dị ứng, mẫn cảm với Bisoprolol hoặc bất kỳ thành phần nào của thuốc.
  • Suy tim cấp, suy tim mất bù cần tiêm truyền tĩnh mạch các thuốc gây co cơ tim.
  • Shock do rối loạn các chức năng tim.
  • Block nhĩ thất độ II, III
  • Hội chứng suy nút xoang
  • Block xoang nhĩ
  • Nhịp tim chậm
  • Huyết áp thấp
  • Hen phế quản nặng
  • Tắc động mạch ngoại biên
  • Hội chứng Raynaud
  • U tuyến thượng thận chưa được điều trị
  • Toan chuyển hóa
  • Đang dùng lúc với IMAO

4. Tương tác thuốc Misopato 5

Thuốc Misopato 5 kết hợp dùng chung với các thuốc dưới đây có thể xảy ra tương tác thuốc:

  • Thuốc tim mạch
  • Thuốc IMAO
  • Thuốc Clonidin
  • Thuốc trị loạn nhịp
  • Thuốc trị tiểu đường
  • Thuốc gây mê
  • Thuốc Digitalis
  • Thuốc giảm đau & kháng viêm
  • Thuốc Ergotamin
  • Thuốc cường giao cảm
  • Thuốc trị động kinh
  • Thuốc hướng tâm thần
  • Thuốc Rifampicin
  • Thuốc Mefloquin

Để đảm bảo an toàn, người bệnh hãy thông báo với bác sĩ, dược sĩ tất cả những dòng thuốc đang sử dụng.

5. Tác dụng phụ khi dùng thuốc Misopato 5 điều trị

Trong quá trình sử dụng thuốc Misopato 5 điều trị, người bệnh có thể gặp phải một số tác dụng không mong muốn xảy ra như:

  • Cảm giác lạnh, tê cóng chân tay
  • Rối loạn tiêu hóa
  • Mệt mỏi, chóng mặt
  • Yếu cơ
  • Chứng chuột rút
  • Rối loạn giấc ngủ
  • Suy nhược,…

6. Chú ý đề phòng khi sử dụng thuốc Misopato 5

Thận trọng dùng Misopato 5 cho người bệnh bị đau ngực Prinzmetal, suy tim, block nhĩ thất độ I, bệnh phổi, đái tháo đường, suy thận hay gan, vẩy nến, thuyên tắc động mạch ngoại biên, cường giáp, bệnh van tim, bệnh cơ tim.

Thận trọng dùng thuốc trên người già, trẻ em, phụ nữ có thai & cho con bú, người lái xe & vận hành máy.

Dẫn nguồn từ: https://www.vinmec.com/vi/thong-tin-duoc/su-dung-thuoc-toan/cong-dung-thuoc-misopato-5/