Công dụng thuốc Senitram

Senitram có thành phần chính thuộc nhóm thuốc kháng sinh, kháng khuẩn. Thuốc được sử dụng để ngăn ngừa và điều trị một số bệnh nhiễm trùng do vi khuẩn như: nhiễm trùng đường hô hấp, nhiễm trùng đường tiết niệu, viêm màng não, nhiễm khuẩn salmonella và viêm nội tâm mạc.

1. Senitram là thuốc gì?

Senitram có thành phần chính là Ampicillin (dưới dạng Ampicilin natri) 2 g; Sulbactam (dưới dạng Sulbactam natri) 1g, thuộc nhóm thuốc trị ký sinh trùng, chống nhiễm khuẩn, kháng virus,kháng nấm. Được bác sĩ chỉ định sử dụng việc điều trị bệnh nhiễm trùng do các chủng vi khuẩn nhạy cảm gây ra bao gồm:

  • Điều trị các triệu chứng của bệnh nhiễm khuẩn đường hô hấp
  • Điều trị bệnh nhiễm khuẩn đường tiết niệu
  • Điều trị bệnh viêm màng não do trực khuẩn Gram âm
  • Điều trị bệnh nhiễm khuẩn phụ khoa
  • Điều trị bệnh viêm phế quản mãn tính đợt cấp tính
  • Điều trị bệnh nhiễm khuẩn máu
  • Điều trị bệnh nhiễm khuẩn da
  • Điều trị bệnh nhiễm khuẩn xương và khớp
  • Điều trị bệnh nhiễm khuẩn sau phẫu thuật
  • Sulbactam kết hợp với thành phần ampicillin dùng để điều trị các bệnh nhiễm trùng đường niệu đạo, mô mềm, ổ bụng…nguyên nhân do các vi khuẩn nhạy cảm, nhất là các chủng sinh beta lactamase

Cơ chế hoạt động:

Thành phần Ampicilline có khả năng ngăn chặn quá trình nhân lên của vi khuẩn, ức chế sự tổng hợp mucopeptid của màng tế bào vi khuẩn. Sulbactam thuốc nhóm thuốc kháng sinh nhóm beta – lactam có tác dụng ức chế vi khuẩn gây bệnh nhưng có hoạt tính kháng khuẩn yếu hơn, do đó không dùng đơn độc trong lâm sàng mà kết hợp với nhóm thuốc penicillin để tăng cường hoạt tính của thuốc.

2. Liều lượng và cách dùng thuốc Senitram

Cách dùng: Thuốc được bào chế dưới dạng bột pha tiêm nên có thể dùng tiêm tĩnh mạch hay tiêm bắp

Thời gian điều trị: Phụ thuộc vào mức độ và tình trạng nhiễm khuẩn, thời gian sử dụng thuốc phổ biến nhất kéo dài ít nhất 48 – 72 giờ sau khi người bệnh hết triệu chứng. Với những người bệnh dùng thuốc điều trị quá 2-3 tuần thì ngay sau đó cần kiểm tra chức năng gan và thận.

Liều lượng:

Đối với người lớn sử dụng liều lượng cụ thể sau:

Đường tiêm: Dùng lọ 3.0g/ lần cách nhau 6-8 giờ. Tổng liều dùng thuốc Sulbactam không vượt quá 4g/ngày. Đường tiêm tĩnh mạch: Dùng tiêm tĩnh mạch trong thời gian từ 5-10 phút, pha loãng với dung môi trong hộp thuốc. Đường truyền tĩnh mạch: Dùng lọ 3.0g pha loãng với 100ml của các dung dịch truyền tĩnh mạch tương hợp như dung dịch Nacl 0,9%, dung dịch Nacl lactate, dung dịch Ringer lactate, dextrose 5%.

Với người bệnh bị suy thận: Liều lượng thuốc phụ thuộc vào tốc độ thanh thải creatinin

  • Hệ số thanh thải creatinin từ 10-30ml/phút dùng liều 1g, sau thời gian điều trị liều đầu có thể giảm liều lượng xuống 500mg/12 giờ.
  • Hệ số thanh thải cretinine

Đối với trẻ em và trẻ còn bú: Sử dụng liều lượng thuốc là 300mg/kg/ngày. Chia đều các liều thuốc ra dùng trong 6 giờ.

Đối với trẻ em:

Trong điều trị bệnh nhiễm khuẩn đường hô hấp hoặc ngoài da: Với trẻ từ 40kg sử dụng liều thuốc là 25 – 50 mg/kg/ngày chia đều nhau, cách 6 giờ/lần.

Trong điều trị bệnh viêm đường tiết niệu sử dụng liều từ 50 – 100 mg/kg/ngày, cách 6 giờ/lần.

Trong điều trị bệnh nhiễm khuẩn huyết hoặc viêm màng não nhiễm khuẩn dùng liều từ 100 – 200 mg/kg/ngày chia thành nhiều liều nhỏ cách 3 – 4 giờ/lần, bắt đầu bằng tiêm tĩnh mạch trong 3 ngày và sau đó dùng để tiêm bắp.

Chống chỉ định:

Không dùng Senitram cho các bệnh nhân có tiền sử phản ứng dị ứng hoặc quá mẫn cảm với các thuốc thuộc kháng sinh nhóm Penicillin và Cephalosporin.

Ampicillin được chống chỉ định ở những người quá mẫn với nhóm thuốc penicillin, vì có thể gây phản ứng phản vệ gây tử vong. Các phản ứng quá mẫn khác có thể bao gồm giảm hồng cầu và bạch cầu, phát ban và phát ban trên da thường xuyên, viêm da tróc vảy, hồng ban đa dạng.

3. Tác dụng phụ thuốc Senitram

Các tác dụng phụ mà người bệnh có thể gặp trong quá trình sử dụng thuốc:

  • Phản ứng dị ứng bao gồm các biểu hiện như sốt, nổi mề đay, tăng bạch cầu, phù Quinck, tỷ lệ bệnh nhân gặp phản ứng sốc phản vệ khá ít.
  • Ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa: Rối loạn tiêu hoá với biểu hiện phổ biến buồn nôn, ói mửa, tiêu chảy.
  • Ảnh hưởng đến huyết học như thiếu máu, giảm bạch cầu, giảm tiểu cầu.
  • Tác dụng phụ trên da: Mẩn đỏ ngoài da dạng nốt sần do nguyên nhân dị ứng hay không.
  • Viêm thận kẽ cấp tính.
  • Phản ứng phụ hiếm khi gặp như nóng rát vùng thượng vị, viêm đại tràng và viêm đại tràng giả mạc
  • Các tác dụng phụ nghiêm trọng bao gồm co giật và bệnh huyết thanh.

4. Thận trọng dùng thuốc Senitram

Khi dùng ampicillin với các trường hợp bệnh nhân có tình trạng tăng bạch cầu đơn nhân thì tỷ lệ lớn sẽ gặp phản ứng bị phát ban da. Do vậy, không nên dùng kháng sinh nhóm Ampicillin cho bệnh nhân bị tăng bạch cầu đơn.

Trong quá trình điều trị bằng phối hợp Ampicillin/ Sulbactam cần chú ý đến khả năng bội nhiễm nấm và vi khuẩn. Nếu xảy ra bội nhiễm cần ngừng sử dụng thuốc và thay thế bằng các phương pháp khác điều trị thích hợp hơn.

Với phụ nữ mang thai và cho con bú: Cần cẩn trọng khi sử dụng thuốc nên có sự chỉ định của bác sĩ.

5. Tương tác thuốc Senitram

Tương tác thuốc là có nghĩa là sự thay đổi về công dụng của thuốc Senitram hoặc khả năng làm tăng phản ứng phụ không mong muốn của thuốc do việc sử dụng đồng thời thuốc Senitram với thực phẩm, đồ uống, thực phẩm bổ sung hoặc các loại thuốc khác. Cụ thể như sau:

  • Ampicillin phản ứng với probenecid và methotrexate làm giảm bài tiết qua thận.
  • Liều lượng lớn ampicillin có thể làm tăng nguy cơ chảy máu khi sử dụng đồng thời warfarin và các thuốc chống đông máu đường uống khác, có thể do ức chế kết tập tiểu cầu.
  • Ampicillin được cho là làm cho thuốc tránh thai uống kém hiệu quả hơn, tuy nhiên tương tác này mới chỉ là chuẩn đoán chưa đưa ra kết luận khẳng định.
  • Làm giảm công dụng của các thuốc kháng sinh khác như chloramphenicol , erythromycin , cephalosporin và tetracycline.
  • Ampicillin gây phát ban da thường xuyên hơn khi dùng chung với allopurinol.
  • Cả vắc-xin tả sống và vắc-xin thương hàn sống đều có thể mất tác dụng nếu được tiêm cùng với thuốc chứa thành phần ampicillin.

Trên đây là những công dụng thuốc Senitram người bệnh nên chủ động tìm hiểu, đọc kỹ hướng dẫn trước khi dùng để có được kết quả điều trị bệnh tốt nhất.

Dẫn nguồn từ: https://www.vinmec.com/vi/thong-tin-duoc/su-dung-thuoc-toan/cong-dung-thuoc-senitram/