Công dụng thuốc Taericon

Thuốc Taericon là thuốc gì? Thuốc Taericon thuộc nhóm thuốc giảm đau, hạ sốt. Thuốc có thành phần chính là Cefaclor (dưới dạng Cefaclor monohydrat) hàm lượng 250mg,. Sau đây là thông tin về công dụng, liều dùng và lưu ý khi sử dụng thuốc Taericon.

1. Công dụng của thuốc Taericon

Thuốc Taericon được chỉ định sử dụng trong các trường hợp sau:

  • Thành phần Cefaclor được chỉ định trong các trường hợp nhiễm khuẩn do các vi khuẩn nhạy cảm;
  • Có tác dụng điều trị viêm tai giữa, nhiễm khuẩn đường hô hấp, bao gồm cả viêm họng và viêm amidan, nhiễm khuẩn đường tiết niệu cấp tính lẫn mạn tính bao gồm cả viêm bể thận và viêm bàng quang;
  • Có tác dụng điều trị nhiễm khuẩn da, viêm xoang, viêm niệu đạo do lậu cầu.

Thuốc Taericon không dùng cho bệnh nhân có tiền sử nhạy cảm với kháng sinh nhóm Cephalosporin và trẻ em dưới 1 tuổi.

2, Liều dùng và cách dùng thuốc Taericon

Thuốc Taericon được dùng theo đường uống và uống vào lúc bụng đói.

Đối với người lớn:

  • Liều dùng thông thường là 250mg sau mỗi 8 giờ. Liều dùng hàng ngày không quá 4g/ ngày;
  • Trường hợp viêm phổi, viêm phế quản, viêm xoang thì liều thường dùng là 250mg, 3 lần mỗi ngày;
  • Trường hợp để điều trị viêm niệu đạo do lậu cầu thì dùng liều duy nhất 3g phối hợp với 1g probenecid.

Đối với trẻ em:

  • Liều dùng thông thường là 20mg/ kg/ ngày, chia ra uống sau mỗi 8 giờ;
  • Đối với điều trị viêm phế quản và viêm phổi, dùng liều 20mg/ kg/ ngày chia làm 3 lần;
  • Đối với điều trị các nhiễm khuẩn nặng hơn có thể dùng 40mg/ kg/ ngày chia làm nhiều lần uống. Liều tối đa là 1g/ ngày.

3. Tác dụng phụ

  • Sốc: Trong trường hợp này, bệnh nhân nên ngừng dùng thuốc và cần được theo dõi lâm sàng cần thận, bên cạnh đó cần dùng các biện pháp điều trị thích hợp;
  • Quá mẫn: phát ban, mày đay, ban đỏ, ngứa, sốt, hạch sưng, đau khớp và các hội chứng giống như bệnh huyết thanh,..
  • Da: Hội chứng Stevens-Johnson và hoại tử biểu bì nhiễm độc có thể xảy ra. Trong trường hợp này, bệnh nhân nên ngừng dùng thuốc và cần được theo dõi lâm sàng cẩn thận, dùng biện pháp điều trị thích hợp;
  • Máu: Mất bạch cầu hạt và giảm bạch cầu hạt, giảm toàn thể huyết cầu, thiếu máu, giảm tiểu cầu, tăng bạch cầu ưa eosin, tăng lympho bào, thiếu máu bất sản, thiếu máu tan huyết và giảm bạch cầu trung tính có hồi phục có thể xảy ra tuy hiếm.
  • Gan: Vàng da, tăng GOT, GPT và AL-P có thể xảy ra tuy hiếm. Trong trường hợp này, bệnh nhân nên ngừng dùng thuốc, cần được theo dõi lâm sàng cẩn thận và dùng biện pháp điều trị thích hợp;
  • Thận: Suy thận cấp có thể xảy ra. Trong trường hợp này nên làm xét nghiệm định kỳ. Ngừng dùng thuốc này nếu nhận thấy có rối loạn;
  • Tiêu hóa: Có thể xảy ra viêm đại tràng kèm theo phân có máu do viêm đại tràng màng giả,… Bệnh nhân nên ngừng dùng thuốc nếu xảy ra đau bụng và tiêu chảy thường xuyên. Buồn nôn, nôn, khó chịu dạ dày, ợ nóng và chán ăn có thể xảy ra tuy hiếm;
  • Hô hấp: Cũng như một số cephalosporin khác, sốt, ho, khó thở, X-Quang ngực bất thường, viêm phổi kèm tăng bạch cầu ưa eosin và hội chứng PIE có thể xảy ra tuy hiếm. Nếu xảy ra những triệu
  • chứng này, bệnh nhân nên ngừng dùng thuốc và dùng biện pháp điều trị thích hợp (dùng hormone vỏ thượng thận);
  • Hệ thần kinh trung ương: Có thể xảy ra tăng chức năng có hồi phục, căng thăng, khó ngủ, chóng mặt và ngủ gà;
  • Thay đổi vi sinh: Viêm dạ dày và bệnh nấm Candida có thể xảy ra;
  • Thiếu hụt vitamin: Có thể xảy ra thiếu hụt vitamin K (giảm prothrombin huyết, dễ xuất huyết), thiếu vitamin B (viêm lưỡi, viêm dạ dày, chán ăn, viêm dây thần kinh);
  • Tác dụng phụ khác: Có thể xảy ra ngứa bộ phận sinh dục và viêm âm đạo.

4. Tương tác thuốc

  • Probenecid làm chậm bài tiết cefaclor;
  • Sự hấp thu của cefaclor giảm nếu dùng chung với các thuốc kháng axit có chứa aluminium hydroxide hay magnesium hydroxide trong vòng 1 giờ;
  • Cefaclor gây kéo dài thời gian prothrombin.

Ngoài ra, để sử dụng thuốc an toàn cần thận trọng kê đơn với các trường hợp sau: bệnh nhân có tiền sử mẫn cảm với penicillin; suy thận nặng; người mắc bệnh về đường tiêu hóa, đặc biệt là bệnh viêm kết tràng….

Dẫn nguồn từ: https://www.vinmec.com/vi/thong-tin-duoc/su-dung-thuoc-toan/cong-dung-thuoc-taericon/