Công dụng thuốc Tarvidro 500

Thuốc Tarvidro 500 có thành phần chính là Cefadroxil thuộc nhóm thuốc trị ký sinh trùng, chống nhiễm khuẩn, kháng virus và kháng nấm. Sau đây là thông tin về công dụng, liều dùng và lưu ý khi sử dụng thuốc Tarvidro 500.

1. Tarvidro 500 là thuốc gì?

Tarvidro 500 là thuốc gì? Thuốc Tarvidro 500 có thành phần chính là Cefadroxil (dưới dạng Cefadroxil monohydrate) hàm lượng 500mg, được điều chế dưới dạng viên nang cứng, đóng gói theo quy cách hộp 10 vỉ x 10 viên.

Thuốc Tarvidro 500 được chỉ định sử dụng trong các trường hợp:

  • Điều trị trong nhiễm khuẩn đường tiết niệu như viêm thận, bể thận cấp và mạn tính, viêm bàng quang, viêm niệu đạo;
  • Điều trị trong nhiễm khuẩn đường hô hấp như viêm amidan, viêm họng, viêm phế quản – phổi và viêm phổi thùy, viêm phế quản cấp và mạn tính, áp xe phổi, viêm mủ màng phổi, viêm màng phổi, viêm thanh quản, viêm tai giữa;
  • Điều trị trong nhiễm khuẩn da và mô mềm như viêm hạch bạch huyết, áp xe, viêm tế bào và loét;
  • Điều trị viêm xương tủy, viêm khớp nhiễm khuẩn.

2. Liều dùng và cách dùng thuốc Tarvidro 500

2.1. Liều dùng

Đối với người lớn: Sử dụng liều 500mg – 1g/ lần uống 1 hoặc 2 lần trong ngày phụ thuộc vào mức độ nhiễm khuẩn;

Đối với trẻ em:

  • Trẻ em từ 1-6 tuổi: Sử dụng liều 250mg, dùng 2 lần mỗi ngày;
  • Trẻ em lớn hơn 6 tuổi: Sử dụng liều 500mg, dùng 2 lần mỗi ngày.

Đối với bệnh nhân là người cao tuổi và bệnh nhân suy thận thì cần điều chỉnh liều theo hướng dẫn của bác sĩ.

2.2. Cách dùng

Cefadroxil bền với axit và có thể uống mà không cần quan tâm tới bữa ăn. Tuy nhiên, người bệnh uống thuốc trong bữa ăn có thể giúp làm giảm các khó chịu ở đường tiêu hóa đôi khi gặp phải khi dùng các kháng sinh cephalosporin dạng uống.

3. Lưu ý khi sử dụng thuốc Tarvidro 500

3.1.Chống chỉ định

Chống chỉ định sử dụng cho các bệnh nhân mẫn cảm với các kháng sinh nhóm cephalosporin.

3.2. Tác dụng phụ

Bệnh nhân sử dụng thuốc Tarvidro 500 để điều trị bệnh có thể gặp một hoặc nhiều hơn các tác dụng phụ sau:

Thường gặp: Rối loạn tiêu hóa như buồn nôn hoặc nôn, đau bụng, tiêu chảy;

  • Ít gặp hơn:
  • Máu: Tăng bạch cầu ưa eosin;
  • Da: Ban da dạng sần, ngoại ban, nổi mày đay, ngửa;
  • Gan: Tăng transaminase có hồi phục;
  • Tiết niệu – sinh dục: Đau tinh hoàn, viêm âm đạo, bệnh nấm Candida, ngứa bộ phận sinh dục.

Hiếm gặp:

  • Toàn thân: Phản ứng phản vệ, bệnh huyết thanh, sốt;
  • Máu: Giảm bạch cầu trung tính, giảm tiểu cầu, thiếu máu tan máu, thử nghiệm Coombs dương tính;
  • Tiêu hóa: Viêm đại tràng giả mạc, rối loạn tiêu hóa;
  • Da: Ban đỏ đa hình., hội chứng Stevens – Johnson, pemphigus thông thường, hoại tử biểu bì nhiễm độc (hội chứng Lyell), phù mạch;
  • Gan: Vang da ứ mật, tăng nhẹ AST, ALT, viêm gan;
  • Thận: Nhiễm độc thận có tăng tạm thời ure va creatinin máu, viêm thận kẽ có hồi phục;
  • Thần kinh trung ương: Co giật (khi dùng liều cao và khi suy giảm chức năng thận), đau đầu, tình trạng kích động;
  • Bộ phận khác: Đau khớp.

Người bệnh hãy thông báo cho bác sĩ những tác dụng không mong muốn gặp phải khi dùng thuốc.

3.3.Thận trọng

Thận trọng sử dụng thuốc Tarvidro 500 trong những trường hợp sau đây:

  • Cần thận trọng khi sử dụng thuốc ở bệnh nhân dị ứng với kháng sinh penicillin;
  • Cần thận trọng khi sử dụng thuốc ở bệnh nhân suy thận, bệnh nhân bị bệnh đường tiêu hóa;
  • Khi dùng Cefadroxil dài ngày có thể làm phát triển quá mức các chủng không nhạy cảm, vì vậy cần theo dõi người bệnh cẩn thận và nếu bội nhiễm phải ngừng dùng thuốc ngay.

3.4. Tương tác thuốc

  • Cholestyramin gắn kết với cefadroxil ở ruột làm chậm sự hấp thụ của thuốc này;
  • Làm giảm tác dụng: Probenecid có thể làm giảm bài tiết cephalosporin;
  • Tăng độc tính: Furosemid, aminoglycosid có thể hiệp đồng tăng độc tính với thận.

Thuốc Tarvidro 500 có thành phần chính là Cefadroxil thuộc nhóm thuốc trị ký sinh trùng, chống nhiễm khuẩn, kháng virus và kháng nấm. Thuốc được chỉ định điều trị một số bệnh lý nhiễm khuẩn. Để đảm bảo hiệu quả điều trị, người bệnh cần dùng thuốc theo đúng chỉ dẫn của bác sĩ, dược sĩ, đồng thời đọc kỹ hướng dẫn có trong mỗi hộp thuốc.

Theo dõi website Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec để nắm thêm nhiều thông tin sức khỏe, dinh dưỡng, làm đẹp để bảo vệ sức khỏe cho bản thân và những người thân yêu trong gia đình.

Dẫn nguồn từ: https://www.vinmec.com/vi/thong-tin-duoc/su-dung-thuoc-toan/cong-dung-thuoc-tarvidro-500/