Tác dụng của thuốc Erymekophar

Thuốc Erymekophar 250mg được dùng để điều trị nhiễm trùng tai – mũi – họng, phế quản và phổi, da và mô mềm, nhiễm khuẩn răng miệng, tiết niệu, sinh dục, dự phòng các đợt tái phát của thấp khớp cấp tính.

1. Thuốc Erymekophar có tác dụng gì?

Với thành phần hoạt chất có trong thuốc, thuốc Erymekophar được chỉ định điều trị cho các trường hợp:

2. Hướng dẫn cách dùng thuốc Erymekophar

Để sử dụng, hòa gói bột thuốc Erymekophar vào 1 ly nước, khuấy đều rồi uống. Nên uống lúc đói, trước bữa ăn và dùng theo liệu trình từ 5-10 ngày.

Liều dùng Erymekophar đề nghị như sau:

  • Người lớn: Uống 2-4 gói/lần, ngày dùng 2-3 lần;
  • Trẻ em: Uống từ 30-50mg/kg/ngày, ngày dùng 2-3 lần.
    • Trẻ em
    • Trẻ em từ 2-8 tuổi: Uống 1 gói x 4 lần/ngày (Tổng 1g/ngày).

Trong trường hợp nhiễm trùng nặng có thể tăng liều dùng lên gấp đôi.

3. Tác dụng phụ của thuốc Erymekophar

Trong quá trình điều trị bằng thuốc Erymekophar, người dùng có thể gặp phải các vấn đề sau:

  • Tác dụng phụ thường gặp: Nôn mửa, đau bụng, tiêu chảy, ngoại ban;
  • Tác dụng phụ ít gặp: Mề đay;
  • Tác dụng phụ hiếm gặp: Tăng transaminase, loạn nhịp tim, tăng bilirubin huyết, điếc có hồi phục (mất thính lực tạm thời);

Người dùng nên chủ động thông báo cho bác sĩ những tác dụng phụ không mong muốn gặp phải trong thời gian dùng thuốc.

4. Lưu ý khi dùng thuốc Erymekophar

Chống chỉ định dùng thuốc Erymekophar cho các trường hợp sau:

Đặc biệt thận trọng dùng thuốc Erymekophar cho các trường hợp sau:

  • Bệnh nhân có bệnh gan hoặc suy gan;
  • phenylceton niệu (PKU);
  • Phụ nữ mang thai;
  • Phụ nữ cho con bú;
  • Người bệnh loạn nhịp và các bệnh lý tim mạch khác.

5. Tương tác của thuốc Erymekophar

Không phối hợp thuốc Erymekophar với các thuốc sau để tránh tương tác:

  • Astemizol hoặc Terfenadin: Tăng nguy cơ độc với tim như hội chứng xoắn đỉnh, nhịp nhanh thất, gây tử vong;
  • Carbamazepin và Acid valproic: Ức chế chuyển hóa và làm tăng nồng độ của 2 thuốc trên trong huyết tương, dẫn tới tăng nguy cơ độc tính;
  • Cloramphenicol hoặc Lincomycin: Có thể đối kháng tác dụng với Erythromycin trong thuốc Erymekophar;
  • Các Xanthin như: Theophylin, Aminophylin, cafein; Alfentanil, Midazolam hoặc Triazolam: Erythromycin có thể làm giảm sự thanh thải và tăng nồng độ và thời gian tác dụng của những thuốc này;
  • Cyclosporin: Tăng nồng độ thuốc này trong huyết tương và tăng nguy cơ độc với thận;
  • Thuốc chống đông Warfarin: Kéo dài quá mức thời gian prothrombin và tăng nguy cơ chảy máu, giảm chuyển hóa và độ thanh thải của thuốc này nếu dùng trong thời gian dài;
  • Ergotamin: Ức chế chuyển hóa và tăng tác dụng co thắt mạch của thuốc này;
  • Lovastatin: có thể làm tăng nguy cơ tiêu cơ vân;
  • Digoxin: Tăng nồng độ chất này trong máu do tác động lên hệ vi khuẩn đường ruột;
  • Dùng đồng thời với các thuốc có độc tính với tai ở bệnh nhân suy thận có thể làm tăng tiềm năng độc tính với tai của những thuốc này;
  • Phối hợp với các thuốc có độc tính với gan có thể làm tăng tiềm năng độc với gan.

Thuốc Erymekophar 250mg được dùng để điều trị nhiễm trùng tai – mũi – họng, phế quản và phổi, da và mô mềm, nhiễm khuẩn răng miệng, tiết niệu, sinh dục, dự phòng các đợt tái phát của thấp khớp cấp tính. Để đảm bảo hiệu quả sử dụng, người dùng cần tuân thủ theo đúng chỉ dẫn của bác sĩ, dược sĩ tư vấn.

Theo dõi website Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec để nắm thêm nhiều thông tin sức khỏe, dinh dưỡng, làm đẹp để bảo vệ sức khỏe cho bản thân và những người thân yêu trong gia đình.

Dẫn nguồn từ: https://www.vinmec.com/vi/thong-tin-duoc/su-dung-thuoc-toan/tac-dung-cua-thuoc-erymekophar/