Công dụng thuốc Harpirom

Harpirom là thuốc được chỉ định sử dụng cho những bệnh nhân nhiễm khuẩn hô hấp và tiết niệu có biến chứng đe dọa tính mạng. Ngoài ra, thuốc cũng phát huy tốt hiệu quả cho người bị nhiễm khuẩn huyết, nhiễm khuẩn da, sốt kèm giảm bạch cầu trung tính trong trường hợp suy giảm hoặc không suy giảm miễn dịch.

1. Thuốc Harpirom có tác dụng gì?

Thuốc Harpirom có chứa thành phần chính là Cefpirom (dưới dạng cefpirom sulfat) 1g.

Theo các chuyên gia, loại kháng sinh này thường không được sử dụng ban đầu khi điều trị bệnh. Thay vào đó, nó vốn là kháng sinh dự trữ, được sử dụng ở bệnh nhân mắc nhiễm khuẩn hô hấp và tiết niệu có biến chứng đe dọa tính mạng, người bị nhiễm khuẩn huyết có nguyên nhân từ đường tiết niệu hoặc đường tiêu hóa. Để phát huy hiệu quả tốt nhất, thuốc Harpirom thường được phối hợp với kháng sinh chống các vi khuẩn kỵ khí.

Thuốc Harpirom được chỉ định cho những bệnh nhân sau:

Tuy nhiên, người bệnh cần chú ý thuốc chống chỉ định với những trường hợp:

  • Bệnh nhân dị ứng / quá mẫn với cefpirome sulfate.
  • Bệnh nhân có tiền sử dị ứng với các dẫn xuất cephalosporin khác.
  • Harpirom không phù hợp với trẻ dưới 12 tuổi.

2. Liều dùng và cách dùng thuốc Harpirom

2.1. Liều dùng

Thuốc Harpirom được sử dụng để tiêm qua đường tiêm tĩnh mạch. Liều dùng và thời gian điều trị bằng thuốc phụ thuộc vào loại và mức độ nhiễm khuẩn cũng như chức năng thận của người bệnh.

  • Liều dùng ở bệnh nhân thông thường: Sử dụng 1 – 2 g, uống sau 12 giờ một lần.
  • Liều dùng ở bệnh nhân nhiễm khuẩn đường hô hấp có biến chứng: Sử dụng 2g, 12 giờ một lần.
  • Liều dùng ở bệnh nhân nhiễm khuẩn đường tiết niệu có biến chứng: Sử dụng 1g, 12 giờ một lần.
  • Liều dùng ở bệnh nhân nhiễm khuẩn huyết, hoặc nhiễm khuẩn đe dọa tính mạng: Sử dụng 2g, 12 giờ một lần.
  • Liều dùng ở bệnh nhân suy thận: Trường hợp độ thanh thải creatinin dưới 50 ml/phút, cần điều chỉnh liều để đảm bảo an toàn đối với sức khỏe.

Thông thường, điều trị bằng Harpirom cho các trẻ em chỉ được tiến hành khi các cách điều trị khác không thể thực hiện được với những trường hợp cấp bách. Lúc này, liều dùng cần tham khảo ý kiến bác sĩ chuyên khoa.

2.2. Cách dùng

  • Pha dung dịch Harpirom tiêm tĩnh mạch: Sử dụng lọ 1 g pha trong 10 ml hoặc 2 g trong 20ml nước vô khuẩn để tiêm.
  • Pha dung dịch Harpirom truyền tĩnh mạch: Sử dụng lọ 1g hoặc 2g pha trong 100 ml nước vô khuẩn, dung dịch glucose 5%, dung dịch natri clorid 0,9%, hoặc dung dịch Ringer lactat.

Nên thực hiện tiêm tĩnh mạch chậm trong 3 – 5 phút và tiêm truyền tĩnh mạch trong 20 – 30 phút

3. Tác dụng phụ của Harpirom

Harpirom có nguy cơ gây ra một số tác dụng phụ sau:

  • Tác dụng phụ thường gặp: Tiêu chảy, nôn, viêm tĩnh mạch nơi tiêm, phát ban, tăng creatinin máu, tăng transaminase, phosphatase kiềm và bilirubin máu ở gan.
  • Tác dụng phụ ít gặp: Đau đầu, sốt, dị ứng, biếng ăn, kích ứng tại chỗ tiêm, nhiễm nấm Candida, tăng tiểu cầu, giảm tiểu cầu, tăng bạch cầu ưa eosin. Một số trường hợp ghi nhận hiện tượng hạ huyết áp, chóng mặt, mất ngủ, co giật, đau bụng, táo bón, viêm miệng, ngứa, mày đay. Ngoài ra, khó thở, thay đổi vị giác, giảm chức năng thận cũng là dấu hiệu điển hình.
  • Tác dụng phụ hiếm gặp: Sốc phản vệ, thiếu máu tan huyết, kích động, chảy máu, viêm đại tràng màng giả, vàng da ứ mật, hen, bội nhiễm các vi khuẩn không nhạy cảm với cefpirome.

4. Tương tác thuốc

Probenecid thuộc nhóm thuốc uricosuric có thể làm giảm sự bài tiết ở ống thận của các cephalosporin đào thải bằng cơ chế này. Bởi vậy sử dụng cùng lúc hai thuốc sẽ gia tăng và kéo dài nồng độ cephalosporin trong huyết thanh, kéo dài quá trình thải trừ và tăng nguy cơ gây hại đối với cơ thể.

Không dùng Harpirom cùng với các thuốc có độc tính với thận khác như thuốc lợi tiểu quai, đặc biệt với những bệnh nhân đã bị suy chức năng thận từ trước.

5. Một số lưu ý khi dùng Harpirom

  • Trước khi bắt đầu điều trị bằng thuốc Harpirom, bệnh nhân cần thông báo cho bác sĩ nếu có tiền sử dị ứng với penicillin hoặc một số loại thuốc khác. Với những người dị ứng penicillin, nguy cơ dị ứng chéo thường gây ra các phản ứng trầm trọng với cephalosporin.
  • Bệnh nhân suy thận cần giảm liều dùng khi sử dụng Harpirom để giảm nguy cơ xuất hiện phản ứng không mong muốn đối với thận.
  • Thận trọng khi dùng Harpirom đối với người bị viêm đại tràng hoặc người mắc rối loạn đường tiêu hóa khác.
  • Trong thời gian điều trị hoặc sau vài ngày điều trị, người bệnh có thể gặp tình trạng tiêu chảy nặng và cấp. Do đây có thể là triệu chứng viêm đại tràng giả mạc nên người bệnh cần ngưng sử dụng ngay lập tức. Cùng với đó, bệnh nhân hãy dùng các loại kháng sinh thích hợp (như vancomycin hoặc metronidazol), tránh dùng các thuốc gây táo bón khác.
  • Hạn chế và thận trọng sử dụng Harpirom cho phụ nữ mang thai do chưa có đầy đủ nghiên cứu chặt chẽ trên đối tượng này cũng như kinh nghiệm lâm sàng hạn chế.

Với khả năng diệt khuẩn hiệu quả nhờ ức chế tổng hợp thành tế bào vi khuẩn, Harpirom phát huy tốt hiệu quả trong điều trị một số bệnh lý. Tuy nhiên, do đây là thuốc kháng sinh nên người bệnh tuyệt đối không tự ý dùng thuốc tại nhà, chỉ sử dụng thuốc khi có chỉ định từ bác sĩ chuyên khoa.

Dẫn nguồn từ: https://www.vinmec.com/vi/thong-tin-duoc/su-dung-thuoc-toan/cong-dung-thuoc-harpirom/