Công dụng thuốc Mezanamin

Thuốc Mezanamin được chỉ định điều trị trong các trường hợp chảy máu do trong và sau phẫu thuật hay các bệnh lý gây chảy máu do nhiều nguyên nhân khác. Tìm hiểu bài viết dưới đây với những thông tin cần thiết về tác dụng và lưu ý khi sử dụng thuốc Mezanamin.

1. Thuốc Mezanamin là thuốc gì?

Thuốc Mezanamin có chứa thành phần acid Tranexamic hàm lượng 500mg và các tá dược khác vừa đủ do nhà sản xuất cung cấp. Thuốc bào chế ở dạng dung dịch tiêm, quy cách đóng gói hộp 10 ống, mỗi ống có thể tích 5ml.

2. Thuốc Mezanamin có tác dụng gì?

Thuốc Mezanamin được chỉ định điều trị trong các trường hợp dưới đây:

  • Chảy máu bất thường trong hoặc sau phẫu thuật, trong sản phụ khoa, tiết niệu.
  • Bệnh xuất huyết.
  • Đa kinh (gặp ở nữ giới), chảy máu trong bệnh lý tiền liệt tuyến, tan huyết do lao phổi, chảy máu thận, chảy máu mũi.

Mặt khác, thuốc Mezanamin chống chỉ định trong các trường hợp bệnh nhân như sau:

  • Dị ứng với hoạt chất acid Tranexamic hay các tá dược khác có trong thành phần của thuốc.
  • Bệnh nhân có huyết khối như huyết khối não, nhồi máu cơ tim, viêm tĩnh mạch huyết khối và bệnh nhân có khuynh hướng bị huyết khối.
  • Bệnh nhân đang dùng thuốc chống đông máu.
  • Suy thận nặng do có nguy cơ tích lũy thuốc.

3. Liều lượng và cách dùng thuốc Megapluz

Thuốc Mezanamin bào chế ở dạng dung dịch tiêm, dùng bằng đường tiêm tĩnh mạch hoặc tiêm bắp.

Dưới đây là liều dùng khuyến cáo của thuốc Megapluz:

  • Liều dùng từ 250 – 500mg/ ngày, dùng 1 – 2 lần mỗi ngày, tiêm tĩnh mạch hoặc tiêm bắp.
  • Liều dùng từ 500 – 1000mg tiêm tĩnh mạch hoặc 500 – 2500mg tiêm truyền nhỏ giọt mỗi lần theo yêu cầu trong khi hoặc sau khi phẫu thuật.

4. Tác dụng phụ của thuốc Mezanamin

Bác sĩ luôn xem xét giữa lợi ích mà thuốc Mezanamin đem lại cho bệnh nhân và nguy cơ có thể xảy ra các tác dụng phụ để chỉ định dùng thuốc thích hợp. Người bệnh nên dùng thuốc theo chỉ định của bác sĩ nhằm hạn chế xảy ra các tác dụng không mong muốn. Thuốc Mezanamin nói chung được dung nạp tốt, tác dụng phụ thường nhẹ và thoáng qua.

Các tác dụng phụ hay gặp khi dùng thuốc Mezanamin như sau:

  • Hiện tượng quá mẫn như ngứa hoặc phát ban có thể ít khi xảy ra. Trong trường hợp xảy ra những triệu chứng đó, phải ngừng điều trị thuốc.
  • Rối loạn tiêu hóa như chán ăn, buồn nôn, nôn, tiêu chảy, ợ nóng không thường xuyên.
  • Buồn ngủ, nhức đầu có thể thể gặp.
  • Sốc phản vệ.

Trong trường hợp bệnh nhân dùng thuốc có xảy ra bất kỳ tác dụng nào kể trên hay các tác dụng phụ bất thường nào nghi ngờ do thuốc, nên báo ngay cho bác sĩ điều trị để xử trí kịp thời và phù hợp.

5. Tương tác thuốc Mezanamin

Báo với bác sĩ về tất cả các loại thuốc bạn đang sử dụng như thuốc kê đơn, thuốc không kê đơn, thực phẩm chức năng, thảo dược,… để hạn chế xảy ra tương tác khi dùng kết hợp các thuốc trong quá trình điều trị. Cho đến nay, chưa có nghiên cứu báo cáo về các tương tác thuốc xảy ra khi dùng thuốc Mezanamin với các thuốc khác.

Thận trọng khi dùng thuốc Mezanamin phối hợp với các chế phẩm cầm máu từ những cơ quan cầm máu, các men có tác dụng làm đông máu. Trong trường hợp sử dụng liều cao các thuốc trên có thể có nguy cơ hình thành huyết khối trong cơ thể người bệnh.

6. Các lưu ý khi dùng thuốc Mezanamin

Một số lưu ý khi người bệnh dùng thuốc Mezanamin như sau:

  • Thận trọng khi dùng thuốc trong những trường hợp như người bệnh có huyết khối (huyết khối não, nhồi máu cơ tim, viêm tĩnh mạch huyết khối,…) và những bệnh nhân có nguy cơ xảy ra khối huyết khối, những bệnh nhân có tình trạng đông máu do dùng thuốc (đồng thời sử dụng với thuốc Heparin…).
  • Khi dùng thuốc Mezanamin cho người cao tuổi, cần xem xét chức năng thận và gan vì đối tượng này có chức năng sinh lý giảm. Vì vậy, cần có những biện pháp giảm liều có giám sát một cách thận trọng.
  • Thận trọng khi tiêm tĩnh mạch, thuốc nên được tiêm tĩnh mạch chậm để hạn chế những phản ứng xảy ra như buồn nôn, tức ngực, đánh trống ngực hoặc tụt huyết áp.
  • Thận trọng khi tiêm bắp: Tiêm đúng vị trí và kỹ thuật tiêm để tránh những tác dụng không mong muốn xảy ra trên mô và dây thần kinh. Không tiêm vào những vị trí có phân bố dây thần kinh. Khi tiêm nhiều lần, tránh tiêm vào cùng một vị trí bằng cách lần lượt tiêm vào tay trái rồi tay phải.
  • Thận trọng khi thực hiện kỹ thuật tiêm thuốc cho trẻ sơ sinh, trẻ đẻ non, đang bú.
  • Khi cắm kim tiêm, nếu có cảm giác đau buốt nhiều hoặc khi máu chảy ngược trở lại vào bơm tiêm, hãy rút ngay kim ra và tiêm vào một vị trí khác.
  • Để đảm bảo vô khuẩn khi bẻ ống thuốc tiêm, nên dùng bông gạc đã được tiệt trùng trong cồn để lau ống tiêm trước khi bẻ.

Trên đây là thông tin về công dụng, liều dùng và lưu ý khi sử dụng thuốc Mezanamin. Để đảm bảo an toàn cho sức khỏe và phát huy tối đa hiệu quả điều trị, bạn cần dùng thuốc Mezanamin theo đúng chỉ dẫn của bác sĩ.

Dẫn nguồn từ: https://www.vinmec.com/vi/thong-tin-duoc/su-dung-thuoc-toan/cong-dung-thuoc-mezanamin/