Công dụng thuốc Vipocef 200

Thuốc Vipocef 200 có thành phần chính là Cefpodoxim, đây là thuốc trị ký sinh trùng được chỉ định điều trị trong một số bệnh lý nhiễm khuẩn. Tham khảo thông tin về công dụng, liều dùng giúp người bệnh có thể sử dụng thuốc hiệu quả.

1. Vipocef 200 là thuốc gì?

Thuốc Vipocef 200 thuộc nhóm thuốc ký sinh trùng, chống nhiễm khuẩn, kháng virus, nấm. Thuốc có chứa thành phần chính là hoạt chất Cefpodoxim proxetil cùng nhiều các loại tá dược khác. Thuốc do Công ty Cổ phần Dược phẩm Cửu Long sản xuất.

Thuốc Vipocef 200 được bào chế dưới dạng viên nén bao phim nên được sử dụng bằng đường uống.

2. Chỉ định và chống chỉ định thuốc Vipocef 200

2.1. Chỉ định

Thuốc Vipocef 200 có chứa hoạt chất chính là Cefpodoxim nên được chỉ định để điều trị trong các trường hợp nhiễm khuẩn sau đây:

2.2. Chống chỉ định

Chống chỉ định khi dùng thuốc Vipocef 200 trong các trường hợp sau đây:

  • Người bệnh bị mẫn cảm với cefpodoxim hay bất cứ thành phần nào có trong thuốc Vipocef 200
  • Không được chỉ định sử dụng cefpodoxim cho những người bệnh mắc bệnh dị ứng với các cephalosporin, dị ứng với kháng sinh beta-lactam khác.

3.Liều dùng và cách dùng thuốc Vipocef 200

3.1.Cách dùng

Người bệnh sử dụng thuốc Vipocef 200 bằng đường uống. Theo đó người bệnh nên uống thuốc Vipocef 200 sau ăn để đảm bảo hiệu quả hấp thu thuốc đối với cơ thể.

3.2. Liều dùng

Người lớn

  • Liều lượng thuốc điều trị nhiễm khuẩn hô hấp trên, viêm amidan, viêm họng: Sử dụng liều lượng 100 mg mỗi 12 giờ và trong thời gian 10 ngày.
  • Liều lượng thuốc điều trị viêm phổi cấp tính mắc phải trong cộng đồng: Liều lượng sử dụng 200 mg mỗi 12 giờ trong thời gian 14 ngày.
  • Liều lượng thuốc điều trị nhiễm lậu cầu cấp chưa có biến chứng: Sử dụng liều duy nhất 200 mg.
  • Liều lượng thuốc điều trị nhiễm khuẩn đường tiểu chưa có biến chứng: Liều lượng sử dụng 100 mg mỗi 12 giờ trong thời gian 7 ngày.
  • Liều lượng thuốc điều trị nhiễm khuẩn da và cấu trúc da: Sử dụng liều lượng 400 mg mỗi 12 giờ trong 7 – 14 ngày.

Trẻ em

  • Điều trị viêm tai giữa cấp tính: Liều lượng 10 mg/kg/ngày (tối đa 400 mg/ngày chia làm 2 lần) trong thời gian 10 ngày.
  • Điều trị viêm họng và viêm amidan: Liều lượng 10mg/kg/ngày (tối đa 200 mg/ngày chia làm 2 lần) trong thời gian 10 ngày.

Cần chú ý: Hoạt chất Cefpodoxime nên được chỉ định sử dụng cùng với thức ăn. Ở những bệnh nhân suy thận (độ thanh thải creatinine dưới 30 ml/phút) thì khoảng cách giữa liều nên điều chỉnh tăng đến 24 giờ. Ngoài ra, cần chú ý không cần điều chỉnh liều dùng ở các bệnh nhân bị xơ gan.

4. Lưu ý khi sử dụng thuốc Vipocef 200

Trong quá trình sử dụng thuốc Vipocef 200, người bệnh cần chú ý đến một số vấn đề sau đây:

  • Hoạt chất Cefpodoxim không phải là thuốc kháng sinh được ưu tiên trong việc điều trị bệnh viêm phổi do tụ cầu. Theo đó, thuốc cũng được khuyến cáo không nên sử dụng để điều trị bệnh viêm phổi không điển hình do các loại vi khuẩn, ví dụ như Legionella, Mycoplasma và Chlamydia gây ra. Ngoài ra, thuốc Vipocef cũng được khuyến cáo không nên dùng để điều trị viêm phổi do S. pneumoniae.
  • Giống như một số chất kháng sinh beta-lactam, việc sử dụng thuốc Vipocef có chứa hoạt chất Cefpodoxim có thể xảy ra các phản ứng quá mẫn, thậm chí có thể gây tử vong (đã có trường hợp) được báo cáo. Vì thế, trong quá trình sử dụng, người bệnh gặp các phản ứng quá mẫn thì cần phải ngưng dùng dùng Vipocef ngay và bắt đầu các biện pháp khẩn cấp thích hợp.
  • Trước khi bắt đầu điều trị với thuốc Vipocef cần xem xét đến tiền sử dị ứng, đồng thời cần thận trọng khi sử dụng cho bệnh nhân có tiền sử quá mẫn với các thuốc beta-lactam khác.
  • Trong trường hợp sử dụng thuốc Vipocef cho người bệnh suy thận nặng thì có thể cân nhắc giảm liều phụ thuộc vào độ thanh thải creatinin.
  • Viêm đại tràng do vi khuẩn và viêm đại tràng màng giả hiện nay đã có báo cáo với hầu hết các loại thuốc kháng khuẩn, bao gồm cả hoạt chất cefpodoxim, nếu ở mức độ nghiêm trọng thì tính mạng của bệnh nhân cũng có thể bị đe dọa. Vì vậy, điều tối quan trọng là phải xem xét chẩn đoán này ở người bệnh có tiêu chảy trong hoặc sau khi dùng thuốc cefpodoxim. Ngưng điều trị với thuốc Vipocef và cần điều trị đặc hiệu cho Clostridium difficile. Các sản phẩm thuốc làm ức chế nhu động ruột thì không nên sử dụng. Nên thận trọng khi dùng thuốc Vipocef ở những bệnh nhân có tiền sử mắc các bệnh lý đường tiêu hóa, đặc biệt là viêm đại tràng.
  • Cũng giống như các loại kháng sinh beta-lactam, rất hiếm khi xảy ra tình trạng giảm bạch cầu trung tính và tăng bạch cầu hạt ở những bệnh nhân điều trị kéo dài.Đối với những trường hợp điều trị bằng thuốc kéo dài hơn 10 ngày thì nên theo dõi lượng máu, đồng thời ngưng dùng thuốc nếu có tình trạng giảm bạch cầu.
  • Cephalosporin có thể hấp thụ trên bề mặt màng tế bào của hồng cầu, đồng thời phản ứng với kháng thể chống lại thuốc. Điều này có thể thử test Coomb dương tính và hiếm khi thiếu máu tan huyết. Khả năng phản ứng chéo có thể xảy ra với penicillin trong phản ứng này.
  • Việc thay đổi chức năng thận đã được quan sát khi dùng kháng sinh cephalosporin, đặc biệt khi dùng đồng thời kết hợp với các loại thuốc có khả năng gây độc cho thận như aminoglycosid và/hoặc các thuốc lợi tiểu. Trong những trường hợp này, cần theo dõi sát sao chức năng thận của người bệnh.
  • Giống như việc sử dụng các loại kháng sinh khác, việc sử dụng hoạt chất cefpodoxim trong thời gian có thể dẫn đến sự phát triển quá mức của các loại vi khuẩn không nhạy cảm. Trong một số trường hợp có thể cần phải điều trị gián đoạn.
  • Tương tác về xét nghiệm: Phản ứng dương tính với xét nghiệm glucose có trong nước tiểu có thể xảy ra với dung dịch Benedict, Fehling, hoặc với viên thử nghiệm đồng sulfat, tuy nhiên không phải dựa trên phản ứng glucose oxidase.
  • Trong thuốc Vipocef có chứa lactose, vì vậy không nên dùng thuốc cho những người bệnh có các vấn đề di truyền hiếm gặp như: không dung nạp galactose, thiếu hụt lactase nặng, kém hấp thu glucose-galactose.
  • Tinh bột mì: Thuốc Vipocef chứa tá dược là tinh bột mì nên thuốc có thể dùng được cho người có bệnh về đường ruột. Tuy nhiên, với bệnh nhân có dị ứng với lúa mì không nên dùng loại thuốc này.

5. Tác dụng phụ của thuốc Vipocef 200

Trong quá trình sử dụng thuốc Vipocef 200, người bệnh có thể gặp một số tác dụng phụ với tần suất như sau:

Tác dụng phụ thường gặp:

  • Tiêu hóa: Rối loạn tiêu hóa, buồn nôn, nôn, đầy hơi, đau bụng, tiêu chảy. Tình trạng viêm đại tràng màng giả có thể xảy ra nếu xuất hiện tình trạng tiêu chảy kéo dài và nghiêm trọng trong hoặc sau khi người bệnh điều trị.
  • Chuyển hóa và dinh dưỡng: Người bệnh mất cảm giác ngon.

Tác dụng phụ ít gặp

  • Hệ thần kinh: Đau đầu, rối loạn giấc ngủ, mất ngủ, chóng mặt.
  • Tai: Ù tai.
  • Da: Phản ứng quá mẫn, phát ban, nổi mề đay, mẩn ngứa.
  • Toàn thân: Hen suyễn, mệt mỏi, khó chịu

Tác dụng phụ hiếm gặp

  • Máu: Các rối loạn huyết học: giảm hemoglobin, giảm tiểu cầu, giảm bạch cầu, tăng bạch cầu ưa eosin.
  • Tiêu hóa: Tăng ASAT, ALAT, phosphatase kiềm và/hoặc bilirubin tăng tạm thời trong thời gian ngắn.

Tác dụng phụ rất hiếm gặp:

  • Máu: Thiếu máu tan huyết.
  • Hệ miễn dịch: Co thắt phế quản, sốc phản vệ, ban xuất huyết, phù mạch.
  • Tiết niệu: Tăng nhẹ lượng urê, creatinin
  • Tiêu hóa: Tổn thương gan.
  • Da: Hội chứng Stevens-Johnson, hồng ban đa dạng, mẩn đỏ
  • Nhiễm trùng và nhiễm khuẩn: làm tăng các vi sinh vật không nhạy cảm.

Khi gặp bất kỳ tác dụng phụ nào, người bệnh cần thông báo ngay cho bác sĩ được biết để được tư vấn và xử trí kịp thời.

6. Sử dụng thuốc Vipocef 200 trên các đối tượng đặc biệt

  • Thời kỳ mang thai: Hiện nay, không có dữ liệu về việc sử dụng cefpodoxim ở phụ nữ đang có thai. Trên những nghiên cứu ở động vật không chỉ ra những tác động trực tiếp, gián tiếp về độc tính sinh sản. Do đó, phụ nữ mang thai chỉ sử dụng Vipocef 200 khi thật sự cần thiết.
  • Thời kỳ cho con bú: Hoạt chất Cefpodoxim có thể được bài tiết trong sữa mẹ với một lượng rất nhỏ nên có thể sử dụng cho phụ nữ trong thời kỳ này. Tuy nhiên, các sản phụ cho con bú chỉ nên sử dụng dưới sự tư vấn và chỉ định của các bác sĩ.
  • Người lái xe và vận hành máy móc: Thuốc Vipocef 200 có thể gây ra tình trạng chóng mặt trong quá trình điều trị. Do đó những người bệnh cần phải thận trọng khi lái xe hay vận hành máy móc..

7. Tương tác thuốc Vipocef 200

Tương tác thuốc Vipocef 200 có thể xảy ra trong quá trình sử dụng như sau:

  • Hấp thu cefpodoxim giảm khi sử dụng cùng thuốc có chất kháng acid. Do đó, cần tránh sử dụng cefpodoxim cùng với chất kháng acid, chất kháng histamin H2.
  • Probenecid có khả năng làm giảm bài tiết cefpodoxim qua thận.
  • Cefpodoxim làm tăng hiệu quả chống đông máu của coumarin, đồng thời làm giảm tác dụng tránh thai của estrogen.
  • Thuốc chống đông máu đường uống: Dùng đồng thời cefpodoxim với thuốc chống đông máu warfarin làm tăng tác dụng chống đông máu. Đã có báo cáo về tình trạng tăng hoạt tính thuốc chống đông máu ở những người bệnh sử dụng đồng thời với các thuốc kháng khuẩn, trong đó có cephalosporin. Những nguy cơ có thể làm thay đổi từ các nguyên nhân nhiễm trùng, tuổi tác và thể trạng của người bệnh. Do đó, sự có mặt của cephalosporin dẫn đến làm tăng INR rất khó đánh giá. Vì vậy, nên theo dõi thường xuyên INR trong và ngay sau khi sử dụng thuốc Vipocef với thuốc chống đông máu đường uống.
  • Các nghiên cứu chỉ ra rằng, sinh khả dụng sẽ làm giảm khoảng 30% khi dùng hoạt chất cefpodoxim với các thuốc làm trung hòa pH dạ dày hoặc ức chế tiết acid. Vì vậy, các loại thuốc như thuốc kháng acid loại khoáng chất, thuốc chẹn H2 như ranitidin có thể làm tăng độ pH dạ dày. Vì vậy, người bệnh nên uống sau 2 đến 3 giờ sau khi dùng thuốc Vipocef.

Nếu người bệnh quên một liều thuốc thì hãy dùng ngay liều thuốc đó khi nhớ ra. Hãy bỏ qua liều đã quên nếu như gần đến thời gian dùng liều kế tiếp. Trong trường hợp sử dụng thuốc quá liều cần thông báo ngay với bác sĩ để được tư vấn và xử trí.

Dẫn nguồn từ: https://www.vinmec.com/vi/thong-tin-duoc/su-dung-thuoc-toan/cong-dung-thuoc-vipocef-200/