Công dụng thuốc Vitazidim

Thuốc Vitazidim có thành phần chính là Ceftazidime, kháng sinh tác dụng diệt khuẩn mạnh trong các trường hợp nhiễm khuẩn. Tuy nhiên, đây là một loại thuốc kê đơn nên người bệnh cần dùng theo đúng chỉ dẫn của bác sĩ, dược sĩ chuyên môn.

1. Thuốc Vitazidim là thuốc gì?

Thuốc Vitazidim là thuốc kháng sinh phổ rộng, họ Betalactam, thuộc nhóm Cephalosporin thế hệ III. Thuốc có thành phần chính là Ceftazidime lọ 1g, được bào chế dưới dạng​​​​ Cefatazidim pentahydrat là dạng bột pha tiêm kèm dung môi pha tiêm. Thuốc được kê toa theo chỉ định của bác sĩ, bạn không nên tự ý sử dụng khi chưa được thăm khám bởi bác sĩ có chuyên môn.

2. Công dụng của thuốc Vitazidim

Thuốc Vitazidim có hoạt tính kháng khuẩn nhạy cảm với các chủng vi khuẩn như: ​​vi khuẩn màng não cầu, lậu cầu, các họ vi khuẩn đường ruột, Escherichia coli, vi khuẩn thương hàn, vi khuẩn lỵ, vi khuẩn dịch hạch, trực khuẩn mủ xanh, trực khuẩn ho gà, tụ cầu vàng, liên cầu A, phế cầu, trực khuẩn bạch hầu, uốn ván, các trực khuẩn gây hoại tử sinh hơi,…

Vitazidim (Ceftazidime) có tác dụng kháng khuẩn khá mạnh do ức chế sự hình thành vách tế bào vi khuẩn. Vi khuẩn không hình thành được vách tế bào thì sẽ bị tiêu diệt.

Về khả năng hấp thu: Vitazidim không được hấp thu qua đường tiêu hoá, vì vậy thuốc được dùng dạng tiêm tĩnh mạch hoặc tiêm bắp.

Vitazidim không chuyển hoá mà thải trừ qua đường nước tiểu sau 24 giờ.

Thuốc Vitazidim được chỉ định trong các trường hợp:

Chống chỉ định của thuốc Vitazidim trong những trường hợp người bệnh sau đây:

  • Người bệnh bị mẫn cảm với bất kỳ thành phần nào của thuốc
  • Người bệnh có phản vệ với penicillin, lidocain.

3. Cách dùng và liều dùng thuốc Vitazidim

3.1. Cách dùng

Thuốc Vitazidim bào chế dưới dạng bột pha tiêm kèm dung môi pha tiêm nên được tiêm tĩnh mạch chậm hoặc tiêm bắp sâu. Dùng dung môi pha tiêm pha vào lọ thuốc Vitazidim, sau đó lắc đều cho thuốc hoà tan hoàn toàn để tạo dung môi đồng nhất. Lưu ý, để tránh nhiễm khuẩn bạn cần pha dung dịch ngay trước tiêm.

3.2. Liều dùng

Liều dùng của thuốc được khuyến cáo dựa trên cân nặng, độ tuổi, tình trạng nhiễm khuẩn, mức độ nhạy cảm của vi khuẩn vì tình trạng kháng kháng sinh hiện đang là vấn nạn lớn. Vì vậy, liều dùng sẽ khác nhau trên từng bệnh nhân cụ thể:

  • Đối với người lớn: 0,5 – 1 – 2 g/ lần/ 12 giờ x 02 lần/ ngày. Ở người già, liều dùng không vượt quá 3g/ ngày.
  • Đối với trẻ em trên 2 tháng tuổi liều khuyên dùng: 30 – 100mg/kg/ngày, chia 2 -3 lần.
  • Đối với trẻ sơ sinh và trẻ dưới 2 tháng tuổi liều dùng nghiên cứu có hiệu quả là 25 – 60mg/kg/ngày, chia ngày 2 lần.

Thời gian điều trị kháng sinh Vitazidim thường từ 7-10 ngày phụ thuộc vào tình trạng nhiễm khuẩn của người bệnh, độ nhạy của vi khuẩn. Với trường hợp nhiễm khuẩn nặng hơn có thể được chỉ định điều trị kéo dài thời gian hơn. Bạn cần tham khảo thêm ý kiến của bác sĩ có chuyên môn để được tư vấn chính xác nhất.

4. Tác dụng phụ của thuốc Vitazidim là gì?

Khi dùng thuốc Vitazidim bạn có thể gặp phải các tác dụng phụ dưới đây:

Người bệnh cần báo ngay cho bác sĩ hoặc các chuyên viên y tế nếu gặp bất cứ tác dụng phụ không mong muốn nào để có hướng xử trí kịp thời.

5. Tương tác của thuốc Vitazidim

  • Cần chú ý tương tác thuốc Vitazidim với ​​​​Chloramphenicol thuộc nhóm Phenicol, khi dùng chung sẽ làm giảm tác dụng của thuốc.
  • Dù chưa có nhiều nghiên cứu về các tương tác của thuốc Vitazidim 1 g với thuốc khác hay các loại thực phẩm khác nhưng để đảm bảo an toàn người bệnh nên thông báo với bác sĩ về tiền sử bệnh, tiền sử dị ứng, các loại thuốc mà bạn đang sử dụng kể cả không kê đơn: thảo dược, thực phẩm chức năng,…..để bác sĩ có những chỉ định phù hợp trong điều trị.
  • Không nên trộn với các thuốc khác trong cùng một ống tiêm hoặc dịch truyền để tránh các phản ứng phụ xảy ra.

6. Cần làm gì khi dùng quá liều hay quên liều thuốc Vitazidim?

​​Hiện nay chưa có ghi nhận về tác dụng không mong muốn khi sử dụng quá liều nhưng người bệnh cần chú ý theo dõi diễn biến triệu chứng khó chịu và báo ngay cho bác sĩ điều trị để có hướng khắc phục kịp thời.

Vì thuốc được dùng dưới dạng bột pha thuốc tiêm, theo chỉ định của bác sĩ, nên hiếm khi xảy ra trường hợp quên liều, nếu có bạn nên sử dụng thuốc ngay khi nhớ ra, không nên tự điều chỉnh liều, khi gần đến thời gian dùng liều tiếp theo có thể bỏ qua liều quên và tiếp tục sử dụng như chỉ định ban đầu của bác sĩ.

7. Những lưu ý khi sử dụng thuốc Vitazidim là gì?

  • Thuốc Vitazidim có tác dụng kháng khuẩn mạnh mẽ do đó thường được dùng trong trường hợp nhiễm khuẩn vừa và nặng, nhiễm khuẩn không đáp ứng với các cephalosporin thế hệ khác.
  • Thuốc kháng sinh cần được thử phản ứng trước khi tiêm tĩnh mạch hay tiêm bắp sâu.
  • Khuyên bạn nên làm kháng sinh đồ để xác định độ nhạy của vi khuẩn với kháng sinh để chỉ định kháng sinh phù hợp, tránh tình trạng lạm dụng kháng sinh dẫn đến kháng kháng sinh làm cho việc điều trị kém hiệu quả.
  • Thận trọng khi dùng thuốc Vitazidim cho phụ nữ có thai và phụ nữ cho con bú vì thuốc chuyển hoá qua nhau thai và tiết qua sữa mẹ.
  • Đối với các bệnh nhân là người già cần thận trọng khi dùng thuốc: Các nghiên cứu lâm sàng cho thấy, do thuốc chủ yếu đào thải qua thận mà chức năng thận của người già thường suy giảm theo tuổi do đó khi dùng thuốc cho đối tượng này cần kiểm soát chức năng thận, độ thanh thải creatinin.
  • Trong quá trình thực hiện tiêm phải được thực hiện bởi các điều dưỡng, nhân viên y tế để đảm bảo đúng quy trình vô khuẩn.
  • Trong cùng một ống tiêm và dịch truyền không được trộn lẫn để tránh những bất lợi có thể xảy ra.

Tóm lại, thuốc Vitazidim có thành phần hoạt chất chính là Ceftazidime. Đây là thuốc kháng sinh phổ rộng, có tác dụng chống nhiễm khuẩn, điều trị các trường hợp nhiễm trùng do vi khuẩn gram âm và gram dương gây ra. Tuy nhiên, đây là một loại thuốc kê đơn nên người bệnh cần dùng thuốc theo đúng chỉ dẫn của bác sĩ, dược sĩ chuyên môn.

Dẫn nguồn từ: https://www.vinmec.com/vi/thong-tin-duoc/su-dung-thuoc-toan/cong-dung-thuoc-vitazidim/