Công dụng thuốc Xibtosan

Xibtosan có thành phần chính Etoricoxib, thuộc nhóm thuốc kháng viêm không Steroid (NSAIDs). Thuốc Xibtosan được sử dụng phổ biến trong điều trị giảm đau và giảm viêm cơ xương khớp, đau bụng kinh… Các thông tin cần thiết như thành phần, chỉ định, chống chỉ định, cách sử dụng và tác dụng phụ của thuốc Xibtosan sẽ giúp người bệnh đạt được kết quả điều trị tốt nhất.

1. Thuốc Xibtosan là thuốc gì?

Thuốc Xibtosan được bào chế dưới dạng viên nén, với thành phần chính bao gồm:

  • Hoạt chất: Etoricoxib hàm lượng 90mg.
  • Tá dược: Vừa đủ 1 viên nén 90mg.

Dược lực học:

Etoricoxib dạng viên nén thuộc nhóm thuốc kháng viêm không Steroid (NSAIDs). Etoricoxib có tác dụng ức chế sự tổng hợp các Prostaglandin thông qua ức chế chọn lọc Cyclooxygenase-2 (COX-2), một chất phản ứng với các tác nhân gây viêm và có vai trò chủ yếu trong tổng hợp các chất trung gian của Acid prostanoic gây đau, viêm và sốt. Sự ức chế chọn lọc Cyclooxygenase-2 (COX-2) do dùng Etoricoxib có thể làm giảm các dấu hiệu và triệu chứng viêm, đau và sốt, đồng thời giảm độc tính ở đường tiêu hóa mà không có tác dụng phụ lên chức năng của tiểu cầu.

2. Thuốc Xibtosan có tác dụng gì?

Xibtosan là thuốc kê đơn được sử dụng điều trị cho người lớn hoặc trẻ em trên 16 tuổi trong các trường hợp:

3. Chống chỉ định của thuốc Xibtosan:

  • Dị ứng với bất cứ thành phần của thuốc Xibtosan.
  • Tiền sử dị ứng với các loại thuốc khác có chứa Etoricoxib.
  • Tiền sử dị ứng với các thuốc kháng viêm không Steroid (NSAIDs) khác.
  • Người bị loét dạ dày hay xuất huyết dạ dày – ruột, viêm dạ dày – ruột.
  • Người có tiền sử hoặc đang bị co thắt phế quản, polyp mũi, phù mạch máu thần kinh, viêm mũi cấp tính.
  • Người bị suy tim sung huyết NYHA II-IV.
  • Người bị thiếu máu cục bộ ở tim, bệnh mạch máu não hoặc bệnh động mạch ngoại biên.
  • Người bị suy gan nặng (Child-Pugh ≥10 hoặc Albumin huyết
  • Người bị suy thận nặng (hệ số thanh thải Creatinin thận
  • Người bị tăng huyết áp với chỉ số huyết áp thường trên 140/90 và chưa được kiểm soát bằng thuốc hạ huyết áp.
  • Trẻ em dưới 16 tuổi.
  • Phụ nữ có thai hoặc đang cho con bú.

4. Liều lượng và cách sử dụng thuốc Xibtosan:

Liều dùng:

  • Viêm xương khớp: Liều khuyến cáo 30mg/lần x 1 lần/ngày. Tăng liều uống 60mg/lần x 1 lần/ngày nếu bệnh nhân không đáp ứng với liều khuyến cáo.
  • Viêm khớp dạng thấp: Liều khuyến cáo 60mg/lần x 1 lần/ngày. Tăng liều uống 90mg/lần x 1 lần/ngày nếu bệnh nhân không đáp ứng với liều khuyến cáo.
  • Viêm cột sống dính khớp: Liều khuyến cáo 60mg/lần x 1 lần/ngày. Tăng liều uống 90mg/lần x 1 lần/ngày nếu bệnh nhân không đáp ứng với liều khuyến cáo.
  • Đau sau phẫu thuật răng: Liều khuyến cáo 90mg/lần x 1 lần/ngày. Điều trị tối đa trong 3 ngày.
  • Bệnh thống phong cấp tính: Liều khuyến cáo không quá 120mg/ngày. Điều trị tối đa trong 8 ngày.
  • Bệnh nhân suy gan chỉnh liều dựa trên thang điểm Child-Pugh:
    • Child-Pugh 5 – 6: Uống không quá 60 mg/lần/ngày.
    • Child-Pugh 7 – 9: Uống không quá 30 mg/lần/ngày.
    • Child-Pugh ≥ 10: Không khuyến cáo sử dụng.
  • Bệnh nhân suy thận dựa vào hệ số thanh thải Creatinin (CrCl)
    • CrCl ≥ 30 ml/phút: Không cần chỉnh liều.
    • CrCl

Lưu ý: Có thể dùng thuốc Xibtosan trước hoặc sau bữa ăn.

5. Lưu ý khi sử dụng Xibtosan:

Tác dụng phụ gặp phải khi sử dụng Xibtosan

Sử dụng thuốc Xibtosan với liều cao và kéo dài có thể gặp phải các tác dụng phụ không mong muốn sau:

  • Thường gặp: Viêm xương khớp bội nhiễm, phù do giữ nước. Chóng mặt, đau đầu, đánh trống ngực, loạn nhịp tim, tăng huyết áp, co thắt phế quản. Đau bụng, táo bón, đầy hơi, viêm dạ dày, ợ nóng, trào ngược dạ dày, tiêu chảy, rối loạn tiêu hóa, khó chịu thượng vị, buồn nôn, nôn, viêm thực quản, loét miệng, tăng men gan ALT, AST. Xuất hiện vết máu bầm, suy nhược, mệt mỏi, các triệu chứng giống cúm.
  • Ít gặp: Thiếu máu, giảm bạch cầu lympho, giảm tiểu cầu. Các phản ứng quá mẫn như mày đay, mẩn đỏ, ngứa. Tăng cân, tăng hoặc giảm cảm giác thèm ăn. Lo lắng, trầm cảm, giảm nhạy bén tinh thần, ảo giác, rối loạn vị giác, mất ngủ, dị cảm, giảm cảm giác, buồn ngủ. Nhìn mờ, viêm kết mạc, ù tai, chóng mặt. Rung nhĩ, tim đập nhanh, suy tim sung huyết, thay đổi ECG không đặc trưng, cơn đau thắt ngực, nhồi máu cơ tim, đỏ bừng mặt, tai biến mạch máu não, cơn thiếu máu thoáng qua, tăng huyết áp kịch phát, viêm mạch. Ho, khó thở, chảy máu cam. Trướng bụng, thay đổi nhu động ruột, loét dạ dày tá tràng, khô miệng, loét đường tiêu hóa gồm thủng và chảy máu dạ dày ruột, viêm tụy, hội chứng ruột kích thích. Hội chứng Stevens-Johnson, hoại tử biểu bì nhiễm độc, co cứng, co thắt cơ bắp, đau hoặc cứng cơ xương. Protein niệu, tăng creatinin huyết thanh, suy thận, suy giảm chức năng thận. Tăng Urea nitrogen trong máu, tăng lượng Creatin Phosphokinase máu, Kali máu cao, Acid uric tăng.
  • Hiếm gặp: Phù mạch, sốc phản vệ, nhầm lẫn, bồn chồn, viêm gan, suy gan, vàng da. Natri máu giảm.

Ngừng sử dụng thuốc Xibtosan sau khi phát hiện các tác dụng phụ trên hay bất kỳ các bất thường khác. Bệnh nhân và người nhà nên thông báo với bác sĩ về việc sử dụng thuốc Xibtosan đồng thời đến ngay cơ sở y tế gần nhất để được xử trí kịp thời.

Lưu ý sử dụng thuốc Xibtosan ở các đối tượng

  • Cần thận trọng khi sử dụng thuốc Xibtosan trên những bệnh nhân có tiền sử hoặc đang mắc các bệnh lý như thủng, loét hoặc chảy máu dạ dày ruột, nguy cơ huyết khối tĩnh mạch, suy giảm chức năng gan thận nặng.
  • Phụ nữ có thai: Chưa có dữ liệu lâm sàng về nguy cơ của thuốc Xibtosan trên phụ nữ đang mang thai. Tuy nhiên, một số nghiên cứu chỉ ra rằng các thuốc có tác dụng ức chế tổng hợp Prostaglandin nên tránh sử dụng vào những tháng cuối của thai kỳ vì có thể gây đóng sớm ống động mạch. Vì thế, cần thận trọng khi sử dụng thuốc Xibtosan ở phụ nữ mang thai.
  • Phụ nữ cho con bú: Một số nghiên cứu chỉ ra rằng hoạt chất Etoricoxib trong thuốc Xibtosan có thể đi qua sữa mẹ, nhưng chưa rõ về tác hại của thuốc trên trẻ sơ sinh. Vì thế, tránh sử dụng thuốc Xibtosan trên đối tượng này.
  • Người làm nghề lái xe hay công nhân vận hành máy móc có thể gặp phải các triệu chứng về thần kinh sau khi sử dụng thuốc Xibtosan.

6. Tương tác thuốc Xibtosan

Tương tác với các thuốc khác:

  • Sử dụng kết hợp thuốc Xibtosan và Warfarin có thể gây ra các rối loạn đông máu.
  • Thuốc Xibtosan làm giảm tác dụng của thuốc lợi tiểu, thuốc ức chế men chuyển Angiotensin (ACE) và thuốc đối kháng Angiotensin II (AIIAs).
  • Sử dụng kết hợp thuốc Xibtosan và Aspirin làm tăng tỷ lệ loét đường tiêu hóa và có thể làm tăng nguy cơ xảy ra tác dụng phụ của thuốc Xibtosan.
  • Sử dụng kết hợp thuốc Xibtosan và Cyclosporin hay Tacrolimus có thể làm tăng tác dụng gây độc thận.
  • Thuốc Xibtosan làm giảm thải trừ qua thận của Lithium hay Methotrexat, do đó làm tăng nồng độ các hoạt chất này trong máu.
  • Sử dụng kết hợp thuốc Xibtosan và các viên uống tránh thai có thể gia tăng nồng độ Ethinyl estradiol, từ đó làm tăng tác dụng phụ của viên uống tránh thai.
  • Thuốc Xibtosan không gây ảnh hưởng đến dược lực học của Prednisolon hay Digoxin.

Trên đây là thông tin khái quát về thành phần, cách sử dụng và những lưu ý khi sử dụng thuốc Xibtosan. Nhằm mang lại kết quả điều trị tốt nhất cho bản thân và gia đình, bệnh nhân nên đọc kỹ hướng dẫn sử dụng của thuốc Xibtosan, đồng thời tuân thủ theo đúng chỉ định của bác sĩ chuyên khoa.

Dẫn nguồn từ: https://www.vinmec.com/vi/thong-tin-duoc/su-dung-thuoc-toan/cong-dung-thuoc-xibtosan/