Thuốc Bonviva: Thành phần, công dụng, liều dùng và lưu ý khi sử sử dụng

Bài viết bởi Dược sĩ Quang Ánh Nguyệt – Khoa Dược – Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Central Park

Thuốc Bonviva có thể làm thay đổi sự hình thành xương và phá vỡ trong cơ thể, làm chậm mất xương và ngăn ngừa gãy xương, thường được sử dụng cho phụ nữ đã trải qua thời kỳ mãn kinh. Cần tuân thủ liều dùng để ngăn ngừa tác dụng phụ.

1. Thành phần, công dụng, chỉ định của thuốc Bonviva

Thành phần: Mỗi viên nén bao phim chứa 168.5mg acid abandronic, muối monosodium, monohydrate tương đương với 150mg acid ibandronic.

Công dụng:

  • Acid ibandronic tác động lên mô xương và ức chế hoạt tính của tế bào huỷ xương, giúp làm giảm sự huỷ xương. Acid ibandronic không tác động trực tiếp lên sự hình thành xương.
  • Ở phụ nữ mãn kinh, acid ibandronic làm giảm tỉ lệ chuyển hoá xương về mức trước mãn kinh, dẫn đến tăng khối lượng xương thực.
  • Tóm lại, việc sử dụng acid ibandronic giúp giảm chuyển hoá xương, tăng mật độ xương (BMD), giảm tỉ lệ gãy xương.

Chỉ định: Bonviva 150mg được chỉ định để điều trị loãng xương sau mãn kinh, để giảm nguy cơ gãy xương.


loãng xương
Thuốc Bonviva được sử dụng để điều trị loãng xương sau mãn kinh

2. Liều dùng, cách dùng và lưu ý khi sử dụng thuốc Bonviva

Liều dùng: Liều điều trị Bonviva được khuyến cáo là một viên 150mg uống một tháng một lần, cùng một ngày của mỗi tháng.

Cách dùng, lưu ý khi sử dụng:

  • Nên dùng lúc bụng đói: 60 phút trước bữa hoặc uống (không phải nước) hoặc uống thuốc khác đầu tiên của ngày, nuốt cả viên thuốc Bonviva 150mg với một ly nước lọc đầy trong khi bệnh nhân đang ngồi hoặc đứng thẳng.
  • Không nhai, nghiền hoặc để thuốc tan trong miệng vì nguy cơ loét hầu họng. Không được nằm; cần giữ vị trí thẳng, ngồi hoặc đứng ít nhất 60 phút sau khi uống để giảm nguy cơ trào ngược thuốc gây bỏng thực quản.
  • Nước lọc là nước uống duy nhất dùng với Bonviva. Thậm chí nước khoáng cũng không nên được uống cùng thuốc do do có hàm lượng canxi cao. Các sản phẩm có chứa canxi và các cation đa hoá trị (như nhôm, magne, sắt…) bao gồm sữa và thức ăn, ảnh hưởng tới sự hấp thu Bonviva, cần phải ngưng sử dụng trong vòng 60 phút sau khi uống thuốc.

3. Các tác dụng không mong muốn có thể gặp khi dùng Bonviva

Thường gặp:

  • Nhức đầu
  • Khó tiêu, đau bụng, tiêu chảy, buồn nôn, viêm thực quản, viêm dạ dày, trào ngược dạ dày – thực quản
  • Đỏ da
  • Đau khớp, đau cơ, đau cơ xương, chuột rút, cứng cơ xương
  • Bệnh giả cúm (triệu chứng: sốt, ớn lạnh, mệt mỏi, buồn nôn, không ngon miệng, đau xương, đau cơ, đau khớp)

Bất thường ra máu sau mãn kinh
Bonviva gây ra nhiều tác dụng không mong muốn khi sử dụng thuốc

Ít gặp:

Hiếm gặp:

  • Viêm mắt
  • Viêm tá tràng
  • Phù mạch, phù mặt, mày đay
  • Gãy xương đùi
  • Phản ứng quá mẫn

Rất hiếm gặp

  • Ban đỏ, viêm da bóng nước, hội chứng Stevens Johnson
  • Hoại tử hàm, hoại tử ống tai ngoài
  • Sốc phản vệ (ghi nhận trên những bệnh nhân dùng đường tiêm tĩnh mạch)

4. Thuốc Bonviva có được sử dụng ở phụ nữ mang thai và cho con bú không?

  • Không có kinh nghiệm lâm sàng với Bonviva ở phụ nữ có thai. Nghiên cứu trên động vật nhận thấy thuốc làm giảm vị trí làm tổ, ảnh hưởng quá trình chuyển dạ (đẻ khó), tăng biên đổi phủ tạng (hội chứng thận khung chậu, niệu quản); không có bằng chứng nhiễm độc thai trực tiếp hoặc gây quái thai.
  • Thuốc được ghi nhận tiết qua sữa mẹ ở chuột cho con bú tiêm tĩnh mạch Bonviva, chưa có nghiên cứu tương tự trên người.
  • Không nên dùng Bonviva cho phụ nữ có thai và cho con bú.

Giãn tĩnh mạch sẽ không cải thiện nếu bạn tiếp tục mang thai
Không sử dụng thuốc Bonviva cho phụ nữ mang thai và đang cho con bú

5. Một số lưu ý khác

Xử trí khi quên liều: Trường hợp quên uống thuốc vào ngày đã chọn: Uống một viên vào buổi sáng sau khi nhớ ra, sau đó trở lại dùng liều hàng tháng theo đúng ngày đã lên lịch. Tuy nhiên, nếu thời gian từ lúc quên đến liều tiếp theo là trong vòng 7 ngày thì không uống mà đợi đến khi dùng liều tiếp theo đã đánh dấu trên lịch. Tuyệt đối không uống 2 viên trong cùng 1 tuần.

Chống chỉ định:

  • Mẫn cảm với bất cứ thành phần nào của thuốc
  • Suy thận nặng
  • Bệnh nhân giảm canxi máu không điều chỉnh được
  • Bệnh nhân có bất thường về thực quản như hẹp hay không co dãn được mà có thể làm chậm quá trình làm rỗng thực quản
  • Bệnh nhân không thể đứng hoặc ngồi thẳng trong ít nhất 60 phút.

Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec với hệ thống cơ sở vật chất, trang thiết bị y tế hiện đại cùng đội ngũ chuyên gia, bác sĩ nhiều năm kinh nghiệm trong khám điều trị bệnh, người bệnh hoàn toàn có thể yên tâm thăm khám và điều trị tại Bệnh viện.

Dẫn nguồn từ: https://www.vinmec.com/vi/thong-tin-duoc/su-dung-thuoc-toan/thuoc-bonviva-thanh-phan-cong-dung-lieu-dung-va-luu-y-khi-su-su-dung/