Uống thuốc dị ứng nhiều có sao không?

Dị ứng là tình trạng hệ miễn dịch cơ thể phát hiện ra chất lạ gây hại và phản ứng lại bằng cách gây ra các phản ứng như: Phát ban, mày đay,… Người bệnh cần sử dụng các loại thuốc dị ứng để điều trị tình trạng này. Đối với những người thường xuyên xuất hiện biểu hiện dị ứng, câu hỏi được nhiều người đặt ra là uống nhiều thuốc chống dị ứng có sao không?

1. Nguyên nhân gây dị ứng và các loại thuốc dị ứng

Trước khi giải quyết câu hỏi uống thuốc dị ứng nhiều có sao không thì dị ứng xảy ra có thể do rất nhiều nguyên nhân. Các nguyên nhân như di truyền, chủng tộc, độ tuổi đều có thể dẫn đến tình trạng dị ứng. Tuy nhiên yếu tố di truyền chiếm tỉ lệ cao nhất trong số đó. Bên cạnh đó, những thay đổi của khí hậu hay môi trường sống hoặc xã hội đã làm cho các nguyên nhân gây dị ứng có chiều hướng thay đổi. Một vài nguyên nhân khác theo sự thay đổi đó bao gồm ô nhiễm môi trường, các loại chất gây dị ứng, chế độ ăn uống và trong thời gian trẻ nhỏ có tiếp xúc với người các bệnh truyền nhiễm.

Thuốc dị ứng được sản xuất với tác dụng giúp người bị dị ứng bớt cảm giác khó chịu do các triệu chứng mà dị ứng gây ra. Trên thị trường có nhiều loại thuốc giúp ngăn chặn và điều trị dị ứng, sau đây là một số loại thuốc dị ứng thường gặp và được nhiều người sử dụng:

  • Thuốc Histamin: Chất histamin có trong thuốc là một chất trung gian quan trọng trong phản ứng dị ứng. Thuốc histamin hoạt động bằng cơ chế khi cơ thể bị các chất dị ứng xâm nhập, thuốc sẽ giải phóng ra histamin đối kháng. Thuốc này chia thành 2 loại:
  • Thuốc histamin H1 (chống dị ứng).
  • Thuốc histamin H2 (giảm acid dạ dày).
  • Thuốc Corticoid: Thuốc Corticoid có tác dụng làm giảm đi các triệu chứng dị ứng như ngứa ngáy và mẩn đỏ,… Thuốc này được sử dụng dưới nhiều dạng chế phẩm như tuýp kem, mỡ bôi da, thuốc nhỏ mắt, thuốc xịt mũi, tiêm (với những người có triệu chứng dị ứng nặng). Ở các độ tuổi khác nhau liều lượng sử dụng thuốc cũng khác nhau. Chính vì thế thảm khảo ý kiến của bác sĩ hoặc dược sĩ trước khi sử dụng.
  • Thuốc chống sung huyết: Thuốc này có tác dụng làm nhẹ tình trạng nghẹt mũi – một triệu chứng của dị ứng. Nó có 2 dạng là thuốc xịt mũi và viên uống. Khi dùng loại xịt mũi cần lưu ý không nên sử dụng trong nhiều ngày vì có thể gây ra một số tác dụng ngoài ý muốn và làm nghẹt mũi trở nên tồi tệ hơn.

2. Uống thuốc dị ứng nhiều có sao không?

Với các trường hợp bệnh nhân xuất hiện các triệu chứng dị ứng thường xuyên, họ uống thuốc dị ứng thường xuyên hơn với mong muốn nó sẽ giảm nhẹ các triệu chứng đó. Vậy uống thuốc chống dị ứng nhiều có sao không? Câu trả lời là có, ngoài hiệu quả khi dùng thuốc dị ứng cần phải chú ý một số tác dụng phụ của thuốc và việc uống thuốc chống dị ứng quá nhiều có thể làm tăng tần suất gặp tác dụng không mong muốn:

  • Tình trạng buồn ngủ: Mức độ từ ngủ gà đến ngủ sâu. Vì vậy khi sử dụng thuốc chống dị ứng những người làm công việc cần tập trung cao độ và đòi hỏi sự an toàn như lái xe, thợ điện, làm việc trên cao,… cần hết sức thận trọng.
  • Gây bí tiểu: Thuốc có thể làm bí đường tiểu tiện. Đặc biệt những người bị bệnh phì đại tuyến tiền liệt, tắc đường niệu nên cân nhắc trước khi sử dụng.
  • Ngoài ra, một số thuốc có thể gây hoa mắt, chóng mặt, nhìn mờ và suy giảm tâm thần vận động,…

Trước khi sử dụng thuốc dị ứng, cần lưu ý:

  • Tham khảo ý kiến của bác sĩ: Dù là thuốc uống hay tiêm trước khi sử dụng nên hỏi ý kiến của bác sĩ hoặc dược sĩ rồi mới dùng để đảm bảo an toàn.
  • Không sử dụng thuốc khi đang dùng các chất kích thích như rượu bia hoặc sử dụng thuốc an thần.
  • Người già (> 60 tuổi) nên thận trọng khi sử dụng.

Dẫn nguồn từ: https://www.vinmec.com/vi/thong-tin-duoc/su-dung-thuoc-toan/uong-thuoc-di-ung-nhieu-co-sao-khong/