Công dụng thuốc Cefatam 250

Cefatam 250 thuộc nhóm thuốc trị ký sinh trùng, chống nhiễm khuẩn, kháng virus, kháng nấm và được bào chế ở dạng viên nang. Thành phần chính của thuốc Cefatam 250 là Cephalexin, được chỉ định trong điều trị một số vi khuẩn gram dương và gram âm, bao gồm cả staphylococcus hoặc nhiễm trùng đường niệu…

1. Cefatam 250 là thuốc gì?

  • Thuốc Cefatam 250 có thành phần Cephalexin, thuộc nhóm kháng sinh diệt khuẩn có hoạt tính lên nhiều loại vi khuẩn gram âm và vi khuẩn gram dương, tụ cầu, liên cầu, phế cầu và ecoli, … Thành phần Cephalexin cũng bền vững với tác động của Enzyme penicillinase của Staphylococcus. Vì thế, thuốc Cefatam 250 có thể kháng lại các chủng Staphylococcus aureus không nhạy cảm với Penicillin hoặc Ampicillin.
  • Ngoài ra, thành phần Cephalexin cũng có hoạt tính lên đa số vi khuẩn kháng penicillin như Ecoli….Cephalexin có thể làm tăng trưởng vi khuẩn cộng sinh với trường hợp xuất hiện nấm candida dưới dạng viêm âm đạo.
  • Thuốc Cefatam 250 khi đi vào cơ thể được hấp thụ hoàn toàn ngay cả khi sử dụng thuốc cùng với thức ăn. Thuốc cũng không gây ảnh hưởng các bệnh đường tiêu hoá, những trường hợp cắt một phần dạ dày hoặc chứng thiếu acid chlorhydrique, bệnh vàng da, bệnh có túi thừa ở tá tràng và hỗng tràng.
  • Thuốc Cefatam 250 được đào thải qua đường tiểu với nồng độ cao trong nước tiểu.
  • Thời gian bán thải của thuốc Cefatam 250 thường khoảng 1 giờ nhưng thời gian này có thể lâu hơn đối với trẻ sơ sinh.

2. Chỉ định và chống chỉ định sử dụng thuốc Cefatam 250

  • Thuốc Cefatam 250 được chỉ định trong điều trị nhiễm khuẩn đường hô hấp như: Viêm phế quản cấp tính và mãn tính, giãn phế quản có bội nhiễm. Có thể sử dụng trong điều trị nhiễm khuẩn tai mũi họng với tình trạng viêm tai giữa, viêm xương chũm, viêm xoang, viêm amidan và viêm họng.
  • Trong điều trị đường tiểu như bể thận cấp tính và mãn tính, viêm bàng quang, viêm tuyến tiền liệt cũng được chỉ định sử dụng thuốc Cefatam 250. Ngoài ra, thuốc Cefatam 250 có thể chỉ định trong dự phòng đường niệu tái phát.
  • Thuốc Cefatam 250 còn chỉ định trong điều trị nhiễm khuẩn sản khoa, nhiễm khuẩn da, mô mềm và xương, bệnh lậu, bệnh giang mai và khi sử dụng kháng sinh penicillin không đáp ứng được,
  • Trong nha khoa, thuốc Cefatam 250 được sử dụng thay thế tạm thời để điều trị và phòng ngừa với penicillin cho người bệnh mắc bệnh tim phải thực hiện điều trị bệnh răng.
  • Tuy nhiên, Cefatam 250 cũng chống chỉ định với các trường hợp quá mẫn cảm với thành phần của thuốc hoặc cephalosporin.

3. Liều lượng và cách thức sử dụng thuốc Cefatam 250

  • Thuốc Cefatam 250 được sử dụng bằng đường uống vào trước bữa ăn khoảng 1 giờ. Liều lượng sử dụng thuốc Cefatam 250 tuỳ thuộc vào đối tượng, tình trạng sức khoẻ và mức độ bệnh.
  • Với người lớn thì sử dụng thuốc Cefatam 250 với liều lượng khuyến nghị từ 0.5 đến 1 gam và uống cách nhau khoảng 6 tiếng.
  • Trẻ em sử dụng thuốc Cefatam 250 với liều từ 25 đến 50mg/ kg/ ngày và được chia làm 4 lần trong ngày. Nếu trẻ bị nhiễm trùng nặng thì phải tăng liều Cefatam 250 lên gấp đôi khi sử dụng.
  • Điều trị viêm họng và viêm bàng quang cấp sử dụng thuốc Cefatam 250 với liều lượng hàng ngày như khuyến nghị với người lớn và được chia làm 2 lần trong ngày.
  • Điều trị viêm tai giữa với thuốc Cefatam 250 có liều lượng khuyến nghị là 75 đến 100mg /lg/ ngày và được chia làm 4 lần sử dụng.
  • Điều trị nhiễm khuẩn beta tan huyết với liều điều trị như người lớn và sử dụng trong khoảng thời gian tối thiểu trên 10 ngày.
  • Trường hợp người bệnh sử dụng thuốc quá liều có thể gây ra các triệu chứng như buồn nôn và nôn, khó chịu thượng vị, tiêu chảy hoắc tiết niệu… Nếu người bệnh gặp một trong những biểu hiện này khi sử dụng quá liều thì cần được than hoạt tính hoặc rửa dạ dày .

Cần lưu ý: Liều điều trị với thuốc Cefatam 250 theo khuyến cáo trên chỉ mang tính chất tham khảo. Vì vậy, trước khi sử dụng thuốc Cefatam 250, người bệnh cần tuân theo chỉ định của bác sĩ.

4. Tác dụng phụ khi sử dụng thuốc Cefatam 250

Thuốc Cefatam 250 có thể gây ra một số tác dụng phụ không mong muốn trong quá trình điều trị. Tuy nhiên, với mỗi trường hợp thì tác dụng phụ của thuốc Cefatam 250 có thể xảy ra ở mức độ khác nhau từ nhẹ đến nặng.

Một số tác dụng phụ thường gặp do Cefatam 250 gây ra bao gồm: Rối loạn tiêu hóa, buồn nôn và nôn, chứng khó tiêu, chán ăn, đau bụng, khó chịu thượng vị, đau đầu,… Những tác dụng phụ này có thể xảy ra lúc bắt đầu điều trị hoặc sau khi tăng liều lượng thuốc Cefatam 250. Thông thường, những phản ứng phụ do thuốc Cefatam 250 có thể thoáng qua hoặc giảm dần theo thời gian.

Tuy nhiên, một số trường hợp thuốc Cefatam 250 có thể gây ra tác dụng phụ không mong muốn nghiêm trọng với các phản ứng hiếm gặp. Những phản ứng này có thể xuất hiện chỉ sau vài phút khi sử dụng thuốc Cefatam 250 hoặc lâu hơn trong vòng một vài ngày.

Khi xuất hiện các tác dụng phụ nghiêm trọng như: Rối loạn tiêu hoá, phản ứng dị ứng, tăng bạch cầu ái toan, phù mạch, phản ứng phản vệ, giảm bạch cầu trung tính, bội nhiễm, viêm đại tràng giả mạc, ban da, mày đay, bệnh candida sinh dục, viêm âm đạo và ngứa âm hộ, … thì người bệnh nên ngừng sử dụng thuốc Cefatam 250 và đến cơ sở y tế để được hỗ trợ y tế ngay lập tức. Thuốc Cefatam 250 có thể làm cho người bệnh cảm thấy chóng mặt, ù tai, điếc tai, thay đổi hành vi tập tính ở trẻ nhỏ.

5. Lưu ý trong khi sử dụng thuốc Cefatam 250

Một số lưu ý trong quá trình sử dụng thuốc Cefatam 250 gồm:

  • Thuốc Cefatam 250 sử dụng dài ngày có thể gây bội nhiễm chủng vi khuẩn không nhạy cảm.
  • Thuốc Cefatam 250 sử dụng cho bệnh nhân mắc suy thận cần phải lưu ý giảm liều và theo dõi tình hình chức năng của thận và tình trạng sức khoẻ của người bệnh.
  • Sử dụng thuốc Cefatam 250 cần kiểm tra chức năng tạo máu, thận và gan cho người bệnh nếu điều trị lâu dài.
  • Những trường hợp bệnh nhân có tiền sử mắc bệnh dạ dày-ruột, bệnh viêm đại tràng thì cần thận trọng khi sử dụng thuốc Cefatam 250
  • Với những trường hợp nhiễm trùng cấp nên thực hiện điều trị liên tục với thuốc Cefatam 250 ít nhất 2 ngày sai khi các dấu hiệu trở lại bình thường và triệu chứng có thể giảm bớt trong quá trình điều trị. Tuy nhiên, trong các loại nhiễm trùng đường niệu và giang mai phức tạp tình trạng tái phát hay mãn tính thì cần điều trị ít nhất 2 tuần với liều thuốc 50mmg chia thành 4 lần trong ngày.
  • Thuốc Cefatam 250 cho đến này chưa tìm thấy minh chứng độc tính trên thân, và sự xuất hiện tích tụ không cần thiết khi chức năng thận giảm xuống dưới mức bình thường. Vì vậy liều tối đa có thể khuyên cho sử dụng thuốc Cefatam 250 6 gam/ ngày với người lớn và 4 gam/ ngày.
  • Người lớn đang điều trị thẩm phân với thuốc Cefatam 250 nến sử dụng liều lượng khuyến nghị 500mg cho từng đợt thẩm phân, nhằm đảm bảo liều tổng cộng 1 ngày là 1 gam. Với trẻ em thì liều bổ sung của thuốc Cefatam 250 là 8mg/ kg.
  • Một số người bệnh sử dụng thuốc Cefatam 250 có thể xảy ra tình trạng giảm bạch cầu trung tính nhưng có khả năng hồi phục.

Trên đây là toàn bộ thông tin về thuốc Cefatam 250, người bệnh cần đọc kỹ hướng dẫn sử dụng, tham khảo ý kiến của bác sĩ/ dược sĩ trước khi dùng. Lưu ý, Cefatam 250 là thuốc kê đơn, bạn tuyệt đối không được tự ý mua thuốc và điều trị tại nhà vì có thể sẽ gặp phải tác dụng phụ không mong muốn.

Dẫn nguồn từ: https://www.vinmec.com/vi/thong-tin-duoc/su-dung-thuoc-toan/cong-dung-thuoc-cefatam-250/