Công dụng thuốc Cefazolin VCP

Cefazolin VCP là thuốc thường được chỉ định cho các trường hợp nhiễm khuẩn (khớp, mô mềm, đường hô hấp…). Tuy nhiên, nhiều người vẫn chưa thực sự hiểu rõ về công dụng thuốc Cefazolin VCP cũng như thành phần, liều dùng, cách dùng và những lưu ý quan trọng khi sử dụng.

1. Cefazolin VCP là thuốc gì?

Cefazolin VCP là thuốc có thành phần chính là Cefazolin. Thuốc được điều chế dưới dạng bột pha tiêm.

Quy cách đóng gói: Đóng gói theo hộp 1 lọ, hộp 10 lọ, hộp 1 lọ kèm 1 ống nước cất pha tiêm 5ml.

2. Công dụng thuốc Cefazolin VCP

Thuốc Cefazolin VCP được chỉ định trong điều trị các bệnh nhiễm khuẩn, trong đó gồm có:

  • Nhiễm khuẩn da và mô mềm.
  • Nhiễm khuẩn đường hô hấp.
  • Nhiễm khuẩn xương và khớp.
  • Một số trường hợp bị nhiễm khuẩn huyết và viêm nội tâm mạc.
  • Một số trường hợp bị nhiễm khuẩn đường sinh dục, tiết niệu và mật.
  • Dùng trong điều trị dự phòng phẫu thuật, nhằm làm giảm nguy cơ nhiễm khuẩn hậu phẫu.

3. Liều dùng và cách dùng thuốc Cefazolin VCP

3.1. Liều dùng

  • Người lớn: Uống 0,5 – 1g sau mỗi 6 – 12 giờ, liều tối đa là 6g/ngày.
  • Trẻ sơ sinh dưới 1 tháng tuổi: Uống 20 mg/kg,sau mỗi 8 – 12 giờ.
  • Trẻ nhỏ trên 1 tháng tuổi: Uống 25 – 50 mg/kg/ngày, chia thành 3 – 4 lần uống, nếu nhiễm khuẩn nặng có thể tăng liên liều tối đa là 100mg/kg/ngày, chia thành 4 lần uống.
  • Trường hợp dự phòng nhiễm khuẩn trong phẫu thuật: Tiêm trước khi phẫu thuật liều 1g, trước 0,5 – 1 giờ.
  • Trường hợp phẫu thuật kéo dài: Trong khi phẫu thuật tiêm liều 0,5 – 1g, sau phẫu thuật tiêm liều 0,5 – 1g sau mỗi 6 – 8 giờ, liên tục trong 24 giờ hoặc 5 ngày cho một số trường hợp (mổ tim hở, ghép các bộ phận chỉnh hình.
  • Trường hợp suy thận: Cần được giảm liều, nếu độ thanh thải creatinine trên 55ml/phút thì có thể dùng liều thông thường. Nếu độ thanh thải creatinine từ 35 – 54 ml/phút thì dùng liều thông thường nhưng duy trì thời khoảng giữa hai liều ít nhất là 8 giờ. Nếu độ thanh thải creatinnin từ 11 – 34 ml/phút thì dùng 1/2 liều thông thường với thời gian giữa hai liều khoảng 12 giờ. Nếu thanh thải creatinine dưới 10ml/phút thì dùng 1/2 liều thông thường với tần suất 18 -24 giờ/lần.

3.2. Cách dùng

  • Tiêm bắp: Cefazolin hoà tan trong dung môi pha tiêm bắp như: Natri clorid tiêm 0,9%, lidocain tiêm 5%, dextrose tiêm 5%, nước cất pha tiêm.
  • Tiêm tĩnh mạch: 1g cefazolin cần được hòa tan trong ít nhất 5 – 10ml nước cất pha tiêm, tiến hành tiêm chậm trong vòng 3 – 5 phút.
  • Truyền tĩnh mạch: 1g cefazolin cần được hòa tan trong 50 – 100ml nước cất pha tiêm hoặc sử dụng một trong số dung dịch truyền sau: Glucose tiêm 5% hay 10%, dextrose tiêm 5% có thêm natri clorid tiêm 0,2% hoặc 0,45% hoặc 0,9%, NaCl tiêm 0,9%, đường chuyển 10% hay 5%trong nước cất pha tiêm, dextrose 5% trong natri lactat tiêm, dung dịch đương nghịch chuyển 10% hoặc 5% trong nước cất để tiêm, natri lactat tiêm.

4. Lưu ý khi dùng thuốc Cefazolin VCP

4.1. Chống chỉ định

Thuốc chống chỉ định với những người bệnh có tiền sử dị ứng với Cephalosporin và kháng sinh nhóm Penicilin.

4.2. Tác dụng phụ

  • Biểu hiện dị ứng: Gây mẩn đỏ ngoài da, ngứa rát, nổi ban, phát ban dạng sởi, nổi mề đay.
  • Phản ứng sốt.
  • Các biểu hiện tại đường tiêu hoá: Đau bụng, chán ăn, buồn nôn, nôn mửa, tiêu chảy, nấm miệng do candida.
  • Làm giảm tiểu cầu hoặc hiếm gặp hơn là tăng tiểu cầu.
  • Làm giảm bạch cầu, bạch cầu hạt, giảm bạch cầu trung tính.
  • Dùng thuốc với liều cao có thể dẫn tới bệnh não, nguyên nhân là do rối loạn chuyển hoá gây ra (xuất hiện cử động bất thường, hôn mê hay các cơn co giật, rối loạn ý thức), nhất là ở những người bệnh bị suy thận.
  • Biểu hiện không dung nạp tại chỗ: Khi tiêm bắp thịt có cảm giác đau nhức, khó chịu tại vị trí tiêm, thậm chí là bị cứng sốt. Khi truyền tĩnh mạch bị viêm tĩnh mạch hoặc tắc tĩnh mạch, nguyên nhân là do có đặt catheter.

4.3. Tương tác thuốc

  • Khi sử dụng kết hợp cùng probenecid có nguy cơ làm giảm khả năng đào đào thải cephalosporin qua ống thận, vì thế làm tăng và kéo dài nồng độ cephalosporin có trong máu.
  • Sử dụng kết hợp cùng cephalosporin với colistin – kháng sinh polymyxin sẽ làm gia tăng nguy cơ gây tổn hại tới thận.

4.4. Cảnh báo khi dùng

  • Có thông báo về dị ứng của Cefazolin ở bệnh nhân không bị dị ứng với penicilin.
  • Có trường hợp bị hoại tử biểu bị nhiễm độc và ban mụn mủ phát triển toàn thân. Theo ước tính, tỉ lệ bị dị ứng chéo lâm sàng giữa Cephalosporin và Penicilin là từ 1 – 2%
  • Đa số tất cả Cephalosporin đều có nguy cơ gây phản ứng giảm bạch cầu trung tính cho tới mất bạch cầu hạt.
  • Nhiều tài liệu đã chứng minh việc gây ra cản trở tới quá trình tổng hợp các yếu tố đông máu phụ thuộc Vitamin K. Vì vậy cần phải theo dõi thời gian chảy máu ở những người bệnh có nguy cơ cao. Các bệnh lý như rối loạn chức năng gan, suy thận, tiền sử bệnh dạ dày – ruột, tình trạng thiếu dinh dưỡng đều làm gia tăng nguy cơ chảy máu ở những bệnh nhân điều trị bằng Cefazolin.
  • Có báo cáo về các trường hợp ngộ độc thần kinh với Cefazolin khi sử dụng thuốc đường não thất và toàn thân.
  • Trường hợp sử dụng quá liều và người bệnh xuất hiện cơn co giật, cần ngừng dùng thuốc ngay, điều trị chống co giật nếu được chỉ định trên lâm sàng. Đồng thời bảo vệ đường hô hấp của người bệnh, kịp thời hỗ trợ thông khí và truyền dịch. Cần theo dõi cẩn thận và duy trì trong mức độ cho phép các biểu hiện sống, chẳng hạn như các chất điện giải trong huyết thanh hay hàm lượng khí – máu.
  • Không nên cho con bú trong thời gian điều trị bằng thuốc, tính vô hại của cephalosporin mặc dù chưa được xác nhận trên phụ nữ mang thai, thế nhưng các nghiên cứu tiến hành trên động vật chưa cho thấy tác dụng sảy thai hay sinh quái thai.

Trên đây là công dụng thuốc Cefazolin VCP và những thông tin quan trọng mà chúng ta cần nắm rõ. Nhằm đảm bảo an toàn và có thể phát huy tối đa hiệu quả của thuốc, người bệnh nên sử dụng theo đúng chỉ định, hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa.

Dẫn nguồn từ: https://www.vinmec.com/vi/thong-tin-duoc/su-dung-thuoc-toan/cong-dung-thuoc-cefazolin-vcp/