Công dụng thuốc Omefar

Thuốc Omefar là thuốc hỗ trợ điều trị loét dạ dày – tá tràng, viêm thực quản do hồi lưu dạ dày thực quản và đặc biệt là hội chứng Zollinger Ellison. Tham khảo các thông tin dưới đây để nắm được công dụng, cách dùng, tác dụng phụ và lưu ý trước khi dùng thuốc.

1. Thuốc Omefar có tác dụng gì?

Thuốc Omefar có thành phần chính là Omeprazole sodium. Thuốc được bào chế dưới dạng viên nang hoặc bột đông khô pha tiêm (bao gồm 1 lọ và 1 ống dung môi).

Về công dụng, thuốc Omefar tác dụng vào giai đoạn cuối của quá trình tiết axit. Liều 20mg Omeprazole giúp ức chế nhanh sự tiết dịch vị do bất kỳ tác nhân kích thích nào (và quá trình này có hồi phục sau khi ngưng thuốc).

Một số chỉ định của thuốc Omefar bao gồm:

2. Hướng dẫn cách dùng thuốc Omefar

2.1. Thuốc Omefar dạng viên uống

  • Điều trị loét tá tràng tiến triển: 1 viên nang 20mg/ngày, trong từ 2 – 4 tuần.
  • Điều trị loét dạ dày tiến triển: 1 viên nang 20mg/ngày, trong 4 – 8 tuần.
  • Điều trị hội chứng Zollinger Ellison: Liều ban đầu uống 60mg x 1 lần/ngày. Liều dùng điều chỉnh tùy theo từng bệnh nhân, thời gian điều trị tuỳ theo yêu cầu lâm sàng, những liều dùng trên 80mg/ngày phải được chia ra và chia làm 2 lần trong ngày.
  • Viêm thực quản do hồi lưu dạ dày thực quản: Uống 1 viên nang 20mg/ngày, thời gian điều trị 4 tuần và điều chỉnh theo kết quả nội soi, một đợt điều trị thứ hai có thể được chỉ định trong 4 tuần với liều dùng thuốc tương tự như trên.

2.2. Thuốc Omefar dạng thuốc tiêm

Đối với Omefar dạng thuốc tiêm, cần pha loãng bột đông khô với 10ml dung môi. Tiêm truyền IV chậm không ít hơn 2,5 phút, tốc độ không quá 4ml/phút. Liều 40mg/ngày. Nếu cần tiêm tĩnh mạch thêm trong 3 ngày thì giảm liều còn 10-20mg/ngày.

*Lưu ý:

  • Chỉnh liều theo đáp ứng của bệnh nhân mắc hội chứng Zollinger Ellison;
  • Không cần chỉnh liều ở bệnh nhân suy gan, suy thận và người cao tuổi.

3. Tác dụng phụ của thuốc Omefar

Nhìn chung, thuốc Omefar dung nạp khá tốt. Khá hiếm trường hợp gặp phản ứng phụ (Buồn nôn, đầy hơi, nhức đầu, táo bón). Thỉnh thoảng có thể xuất hiện ban da nhưng biểu hiện này thường nhẹ và không kéo dài lâu.

Một số phản ứng phụ (nếu có) thì sẽ bao gồm:

4. Lưu ý khi dùng thuốc Omefar

Chống chỉ định dùng thuốc Omefar với các đối tượng:

  • Bệnh nhân dị ứng, mẫn cảm với bất kỳ thành phần nào của thuốc (đặc biệt là Omeprazole);
  • Phụ nữ đang nuôi con bằng sữa mẹ.

Thận trọng khi dùng thuốc Omefar cho các trường hợp:

  • Phụ nữ có thai;
  • Bệnh nhân mắc bệnh gan nặng;
  • Bệnh nhân bị bệnh ác tính.

Về tương tác thuốc, thuốc Omefar có thể làm tăng nồng độ của Diazepam, phenytoin và Warfarin trong huyết tương, do vậy nên thận trọng khi dùng đồng thời Omefar với các loại thuốc trên. Nếu có bất kỳ thắc mắc nào về cách dùng thuốc, người bệnh nên chủ động hỏi ý kiến bác sĩ.

Dẫn nguồn từ: https://www.vinmec.com/vi/thong-tin-duoc/su-dung-thuoc-toan/cong-dung-thuoc-omefar/