Công dụng thuốc Pharmapar

Pharmapar thuộc nhóm thuốc hướng tâm thần, dạng bào chế viên, đóng gói hộp 1 vỉ x 30 viên hoặc lọ 100 viên. Thuốc có chứa thành phần chính là Paroxetine. Biết được các thông tin cần thiết của thuốc Pharmapar về thành phần, công dụng, liều dùng và tác dụng phụ sẽ giúp nâng cao kết quả điều trị cho người bệnh.

1. Thuốc Pharmapar có tác dụng gì?

Thuốc Pharmapar được sử dụng để điều trị các trường hợp:

2. Chống chỉ định của thuốc Pharmapar

Người bệnh không dùng thuốc Pharmapar nếu:

  • Trường hợp mẫn cảm với các thành phần của thuốc Pharmapar;
  • Người bệnh đang diều trị bằng thuốc ức chế IMAO;
  • Thuốc Thioridazine.

3. Liều lượng và cách dùng thuốc Pharmapar

Liều lượng tham khảo:

  • Liều thường dùng: Uống 1 lần/ ngày, vào buổi sáng kèm với thức ăn.
  • Đối với các dạng trầm cảm: Uống 20mg/ ngày, tăng dần mỗi 10mg – 50mg/ ngày.
  • Điều trị rối loạn ám ảnh cưỡng chế: Uống 40mg/ ngày. Liều Pharmapar khởi đầu là 20mg. Có thể tăng mỗi tuần lên 10mg – 60mg/ ngày.
  • Điều trị rối loạn hoảng loạn: Liều 40mg/ ngày. Liều Pharmapar khởi đầu là 10mg. Sau đó tăng mỗi tuần lên 10mg. Dùng liều tối đa 50mg/ ngày. Nếu cần thì cần ngừng thuốc Pharmapar từ từ.
  • Đối với người suy gan hoặc suy thận nặng (ClCr
  • Điều trị rối loạn stress sau chấn thương: Liều Pharmapar khởi đầu là 20mg uống/ lần/ ngày. Sau đó dùng liều duy trì là 20-50mg/ lần/ ngày. Sau khoảng 1 tuần thì nếu cần có thể tăng liều thêm 10mg.
  • Điều trị các triệu chứng sau mãn kinh: Uống 7,5mg/ lần/ ngày, trước khi đi ngủ.
  • Đối với người lớn tuổi: Dùng liều khởi đầu 20mg/ ngày. Sau đó tăng dần mỗi 10mg/ lần. Tối đa dùng liều 40mg/ ngày.
  • Trẻ em: Không khuyến cáo sử dụng thuốc Pharmapar cho đối tượng này.

Lưu ý: Liều dùng Pharmapar trên chỉ mang tính chất tham khảo. Liều dùng Pharmapar cụ thể tùy thuộc vào thể trạng và mức độ diễn tiến của bệnh. Để có liều dùng Pharmapar phù hợp, người bệnh cần tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc chuyên viên y tế.

4. Tương tác thuốc Pharmapar

Pharmapar có thể xảy ra phản ứng tương tác nếu dùng đồng thời với:

  • Thuốc Atomoxetine;
  • Thuốc Cimetidine (Tagamet);
  • Thuốc Metoprolol;
  • Thuốc Procyclidine;
  • Thuốc Hèm rượu St. John;
  • Thuốc Tamoxifen;
  • Thuốc Tryptophan (đôi khi được gọi là L-tryptophan);
  • Thuốc làm loãng máu (Coumadin, Warfarin và Jantoven);
  • Thuốc chữa rối loạn nhịp tim;
  • Thuốc điều trị HIV hoặc AIDS;
  • Thuốc gây nghiện giảm đau – Fentanyl và Tramadol;
  • Thuốc để điều trị các rối loạn tâm trạng, rối loạn suy nghĩ hoặc bệnh tâm thần – như thuốc chống trầm cảm khác, Lithium hoặc thuốc chống loạn thần;
  • Thuốc Sumatriptan, Zolmitriptan, Rizatriptan và những loại khác;
  • Thuốc Carbamazepine;
  • Thuốc Phenytoin.

Để tránh tình trạng tương tác, trước khi được kê đơn Pharmapar thì người bệnh nên thông báo với bác sĩ về các loại thuốc đang sử dụng, kể cả thực phẩm chức năng. Bác sĩ sẽ căn cứ vào đó để kê đơn Pharmapar phù hợp.

5. Tác dụng phụ của thuốc Pharmapar

Thuốc Pharmapar có mức độ an toàn cao và ít xảy các tác dụng phụ không mong muốn. Tuy nhiên, dùng thuốc Pharmapar với liều cao hay kéo dài, có thể gây ra các tác dụng không mong muốn như:

  • Buồn nôn;
  • Buồn ngủ;
  • Đổ mồ hôi;
  • Run cơ;
  • Suy nhược;
  • Khô miệng;
  • Mất ngủ;
  • Suy chức năng tình dục;
  • Choáng váng;
  • Tiêu chảy;
  • Bồn chồn;
  • Ảo giác;
  • Hưng cảm nhẹ;
  • Nổi mẩn;
  • Phản ứng ngoại tháp;
  • Tăng men gan;
  • Hạ Na máu.

Những phản ứng phụ của thuốc Pharmapar còn đang được phân tích và theo dõi ở các bệnh nhân cùng kết quả thí nghiệm. Không thể khẳng định trên đây là tất cả ảnh hưởng của thuốc Pharmapar. Tuy nhiên, dựa vào đó mà người bệnh có thể phòng ngừa tránh được những ảnh hưởng nguy hiểm do phản ứng phụ gây ra.

Người bệnh cần ngừng sử dụng thuốc Pharmapar ngay khi phát hiện những tác dụng phụ trên hoặc các triệu chứng bất thường khác. Đồng thời nhanh chóng thông báo với bác sĩ điều trị hoặc đến ngay cơ sở y tế gần nhất để được xử trí kịp thời.

6. Chú ý đề phòng khi dùng thuốc Pharmapar

  • Thận trọng khi dùng thuốc Pharmapar với bệnh nhân bệnh tim mạch, động kinh hoặc có tiền sử ám ảnh cưỡng chế.
  • Cần ngưng thuốc Pharmapar khi có xuất hiện các cơn co giật.
  • Người bệnh cần thông báo ngay với bác sĩ nếu trong quá trình điều trị với thuốc Pharmapar mà gặp phải các phản ứng như: Lo lắng, hành vi thay đổi, cơn hoảng loạn, dễ bị kích động, khó ngủ, thù địch, bồn chồn, hiếu chiến, hiếu động, chán nản, có hành vi tự tử hoặc làm tổn thương chính mình.
  • Trong trường hợp quên liều thuốc Pharmapar thì nên bổ sung bù càng sớm càng tốt. Tuy nhiên nếu thời gian gần đến lần sử dụng tiếp theo thì nên bỏ qua liều Pharmapar đã quên và sử dụng liều mới.
  • Khi sử dụng thuốc Pharmapar quá liều thì người bệnh cần ngừng thuốc ngay lập tức và đến cơ sở y tế gần nhất để được xử trí kịp thời.
  • Tuyệt đối không sử dụng khi thuốc Pharmapar có dấu hiệu bị đổi màu, mốc, chảy nước hay hết hạn dùng.

Trên đây là toàn bộ thông tin về thuốc Pharmapar, người bệnh cần đọc kỹ hướng dẫn sử dụng, tham khảo ý kiến của bác sĩ/ dược sĩ trước khi dùng. Tuyệt đối không được tự ý mua thuốc Pharmapar điều trị tại nhà vì có thể sẽ gặp phải tác dụng phụ không mong muốn.

Dẫn nguồn từ: https://www.vinmec.com/vi/thong-tin-duoc/su-dung-thuoc-toan/cong-dung-thuoc-pharmapar/