Trẻ ăn nhiều cà rốt có tốt không?

Cà rốt có thành phần dinh dưỡng khá phong phú và còn được sử dụng như một vị thuốc sử dụng chữa bệnh. Thành phần dinh dưỡng đặc trưng nhất của cà rốt vitamin C và caroten. Tuy nhiên, không nên cho trẻ ăn nhiều bởi vì có thể gây ra một số ảnh hưởng không có lợi cho trẻ như: Vàng da, chướng bụng, đầy hơi…

1. Thành phần dinh dưỡng của cà rốt

Cà rốt thuộc nhóm thực phẩm rau củ có nguồn gốc từ thực vật. Thành phần dinh dưỡng của cà rốt khá phong phú đặc biệt là vitamin C và caroten – tiền vitamin. Ngoài ra, trong 100 gam cà rốt còn chứa các thành phần như: 1,5 gam protein, 1,2 gam xellulose, 43 gam canxi, 39 mg photpho, 0,8 gam sắt, 0,06 gam vitamin B1,… Và cà rốt cũng có chứa nhiều chất đường. Ngoài giá trị dinh dưỡng phong phú của cà rốt, thì nó có thể còn được sử dụng như một vị thuốc để điều trị bệnh theo phương pháp của Đông Y.

Hàm lượng sắt và vitamin A trong cà rốt có vai trò tốt trong việc dự phòng cũng như chữa thiếu máu do thiếu sắt đồng thời còn tăng cường khả năng sinh trưởng đối với trẻ em. Đối với trường hợp mắc chứng rối loạn tiêu hoá hoặc tiêu chảy nhẹ có thể sử dụng cà rốt, bởi vì trong thành phần của cà rốt có khả năng làm cho nhu động ruột trở lại hoạt động bình thường.

2. Trẻ ăn nhiều cà rốt có tốt không?

Cà rốt được biết đến như loại thực phẩm bổ dưỡng. Tuy nhiên, không phải như vậy mà cho trẻ ăn cà rốt càng nhiều càng tốt.

Các bà mẹ luôn quan tâm đến việc nên hay không nên cho trẻ ăn nhiều cà rốt. Và trẻ ăn nhiều cà rốt có tốt không? Câu trả lời là trẻ ăn nhiều cà rốt không tốt. Bởi vì, có thể thấy cà rốt được biết đến như một loại thực phẩm tốt cho cơ thể trẻ với hàm lượng vitamin, khoáng chất và hàm lượng chất xơ cao. Tuy nhiên, việc sử dụng nhiều cà rốt có thể gây nên những căn bệnh và sự biến đổi tiêu cực trong cơ thể trẻ.

2.1. Cà rốt có thể làm thay đổi màu da của trẻ

Thành phần cà rốt khá giàu hàm lượng beta caroten, mà loại carotenoid này có khả năng chuyển hóa thành vitamin khi đi vào cơ thể. Hợp chất caroten có tác dụng giúp cho da có màu vàng bình thường. Tuy nhiên, nếu trẻ sử dụng cà rốt với số lượng lớn và thường xuyên, thì hàm lượng caroten có thể khiến cho da của trẻ vàng một cách bất thường hoặc trong trường hợp nghiêm trọng hơn có thể chuyển da trẻ thành màu da cam. Hiện tượng này là do tình trạng tăng caroten trong máu hoặc lắng đọng caroten ở da – có thể dễ dàng nhận biết ở bàn tay, lòng bàn tay, lòng bàn chân, lòng bàn tay hoặc ở cả trên mặt. Chính vì vậy, muốn phát huy tác dụng của cà rốt, các mẹ nên bổ sung lượng caroten cho trẻ ở mức

2.2. Cà rốt có thể gây cho trẻ triệu chứng đầy hơi


Trẻ ăn nhiều cà rốt
Trẻ ăn nhiều cà rốt có thể làm tăng nguy cơ bị đầy hơi

Cà rốt ép nguyên chất trong một ly có chứa khoảng 12 gam carbs và 4 gam chất xơ. Khi lượng carbs của cà rốt không được tiêu hoá và hấp thụ hết vào cơ thể khi đi qua ruột non, thì những thành phần này của cà rốt sẽ đi thẳng đến ruột giá và gây nên hiện tượng đầy hơi, thậm chí có thể gây chướng bụng cho trẻ.

Có thể giải thích nguyên nhân của hiện tượng này do hàm lượng chất xơ trong cà rốt khá cao. Khi cơ thể thừa hàm lượng chất xơ có thể gây ra hiện tượng chướng bụng, đầy hơi.

Ngược lại, vai trò của chất xơ rất quan trọng trong chế độ ăn kiêng. Bởi vì chất xơ không chỉ giúp tiêu hoá thức ăn nhanh hơn và còn giúp điều chỉnh cân nặng ở mức lý tưởng. Mặc dù vậy, với trẻ em nếu ăn quá nhiều chất xơ có thể khiến trẻ gặp phải hiện tượng khó chịu như đầy hơi hoặc co thắt dạ dày.

2.3. Cà rốt có thể gây nên nguyên nhân cản trở quá trình hấp thụ các chất dinh dưỡng vào cơ thể trẻ

Thành phần chất xơ trong cà rốt ngoài cung cấp lợi ích đáng kể cho cơ thể thì nó lại thành trở ngại cho việc hấp thụ một số chất dinh dưỡng như: Sắt, kẽm, magie, và canxi. Cho nên tiêu thụ quá nhiều cà rốt sẽ khiến cho cơ thể dễ dàng bị thiếu hụt các chất dinh dưỡng quan trọng cho cơ thể như: Protein, chất béo….

Cơ thể cần protein cho quá trình xây dựng cơ bắp cũng như duy trì hoạt động sống, tái sinh cũng như miễn dịch cùng với việc tạo ra các hormone và enzyme. Còn chất béo cần thiết cho sự phát triển cùng với sự bảo vệ các cơ quan nội tạng của trẻ. Hơn nữa chất béo còn được xem như nguồn năng lượng dự trữ đồng thời đóng vai trò chất xúc tác cho việc hấp thu một số vitamin tan trong dầu nhằm duy trì màng tế bào.

Nhiều bà mẹ cho trẻ ăn cà rốt từ rất sớm khi thực hiện cho bé ăn bổ sung mà không biết rằng thành phần của cà rốt có hàm lượng nitrat khá cao. Khi ăn nhiều cà rốt cùng với thói quen thường xuyên sẽ gây ra phản ứng tạo thành chất methemoglobin ở trẻ nhỏ. Hợp chất này có khả năng oxy hoá khử của hệ thống men khử, làm tăng hàm lượng metheglobin máu, dẫn đến tình trạng tím tái cơ thể, khó thở, thậm chí trong tình huống nghiêm trọng có thể dẫn đến tử vong.

3. Hàm lượng cà rốt nên sử dụng cho trẻ em

Mặc dù cà rốt có chứa nhiều chất dinh dưỡng có lợi cho trẻ, nhưng cũng không nên cho trẻ ăn quá nhiều loại thực phẩm này Theo các chuyên gia dinh dưỡng khuyến nghị mỗi tuần chỉ nên cho trẻ ăn cà rốt khoảng 2-3 lần, mỗi lần một nửa củ to hoặc một củ nhỏ 50g.


Trẻ ăn nhiều cà rốt
Mẹ chỉ nên cho bé ăn cà rốt 2-3 lần một tuần là tốt nhất

Nếu trường hợp trẻ bị vàng da, ăn uống kém, thì bà mẹ có thể ngừng cho trẻ ăn những loại thực phẩm có chứa nhiều vitamin A bao gồm cà rốt, đu đủ, gấc, rau dền cơm… Khi chứng vàng da dần biến mất khoảng 2 tuần sau khi xuất hiện tình trạng này, thì bạn có thể tiếp tục sử dụng cà rốt trong bữa ăn của trẻ với mức độ vừa phải.

Để trẻ khỏe mạnh, phát triển tốt cần có một chế độ dinh dưỡng đảm bảo về số lượng và cân đối chất lượng. Nếu trẻ không được cung cấp các chất dinh dưỡng đầy đủ và cân đối sẽ dẫn đến những bệnh thừa hoặc thiếu chất dinh dưỡng ảnh hưởng không tốt đến sự phát triển toàn diện của trẻ cả về thể chất, tâm thần và vận động.

Trẻ ăn không đúng cách có nguy cơ thiếu các vi khoáng chất gây ra tình trạng biếng ăn, chậm lớn, kém hấp thu,… Nếu nhận thấy các dấu hiệu kể trên, cha mẹ nên bổ sung cho trẻ các sản phẩm hỗ trợ có chứa lysine, các vi khoáng chất và vitamin thiết yếu như kẽm, crom, selen, vitamin nhóm B giúp đáp ứng đầy đủ nhu cầu về dưỡng chất ở trẻ. Đồng thời các vitamin thiết yếu này còn hỗ trợ tiêu hóa, tăng cường khả năng hấp thu dưỡng chất, giúp cải thiện tình trạng biếng ăn, giúp trẻ ăn ngon miệng.

Cha mẹ có thể tìm hiểu thêm:

Các dấu hiệu bé thiếu kẽm

Thiếu vi chất dinh dưỡng và tình trạng không tăng cân ở trẻ

Nguồn tham khảo: cih.com.vn

Dẫn nguồn từ: https://www.vinmec.com/vi/tin-tuc/thong-tin-suc-khoe/dinh-duong/tre-an-nhieu-ca-rot-co-tot-khong/